Luật sư uy tín: Quy định đặt tên quá 25 chữ cái liệu có trái luật?

6

Tìm được luật sư uy tín, luật sư giỏi là một nhu cầu chính đáng ngày càng cao của người dân. Chúng tôi xin giới thiệu đến quý vị bài báo phỏng vấn về quan điểm pháp lý của luật sư Nguyễn Văn Nguyên, giám đốc công ty Luật Hưng Nguyên về vấn đề đặt tên theo dự thảo bộ luật dân sự 2005 sửa đổi.

 CHỈ NÊN KHUYẾN KHÍCH

Theo chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai, luật không cần phải quy định tên đệm, vì từ xưa tới nay, khi ghi họ và tên đã được hiểu bao gồm cả chữ đệm, không cần phải chỉnh sửa. Đồng tình với việc đặt tên theo tiếng Việt, nhưng theo bà Mai thì không nên quy định quá cụ thể, cũng không nên quá áp đặt người dân phải đặt tên như thế nào để không trái Hiến pháp. Bà Mai nói: “ Quy định họ tên không quá 25 chữ cái là vượt qua Hiến pháp. Tên dài có ảnh hưởng gì đến đạo đức xã hội, ý thức cộng đồng đâu! Nên khuyến khích đặt họ tên ngắn chứ không nên áp đặt.

  Sáng 12/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án bộ luật Dân sự sửa đổi. Tại phiên họp, đa số ý kiến tập trung về quy định đặt họ, tên và chữ đệm của một người không được vượt quá 25 chữ cái theo điều 26 trong dự thảo. Lập luận đề nghị sửa đổi cho rằng, việc đặt họ, tên và chữ đệm, tuy là một quyền nhân thân của cá nhân, nhưng nhà nước cũng cần đưa ra những quy định cần thiết để định hướng cho việc cá nhân thực hiện quyền này.

 Thực tiễn thi hành pháp luật ở Việt Nam qua cho thấy, việc đặt họ, tên và chữ đệm có nhiều trường hợp không phù hợp với tập quán, thuần phong mỹ tục của Việt Nam, như quá dài, không thuần Việt, mà cơ quan đăng ký hộ tịch phải đăng ký, không có lý do để từ chối…

 Trước đó, tại phiên thảo luận Quốc hội về  dự thảo luật Hộ tịch hồi tháng 10/2014, ĐBQH Nguyễn Thị Nhung(Khánh Hòa) cũng đã đưa ra đề xuất quy định phải đặt tên không quá dài, phức tạp và phải “thuần Việt”khi khai sinh khiến dự thảo ồn ào suốt một thời gian dài.

 Bày tỏ quan điểm trước vấn đề nàyPGS.TS Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng viện Văn Hóa và Phát triển( Học viện Chính Trị- Hành chính Quốc  gia Hồ Chí Minh) thẳng thắn cho biết, việc đặt tên quá dài có thể gây rắc rối, ảnh hưởng đến quá trình làm hồ sơ, giao dịch của người đó. Tuy nhiên, hiện tại vị PGS.TS chưa từng thấy một xã hội có luật đặt tên. Theo ông Đức tên họ, dài hay ngắn không làm ảnh hưởng đến đạo đức xã hội, truyền thống văn hóa, trật tự xã hội…vì vậy không nên áp đặt thành quy định.

 Cũng theo PGS.TS Đức, tên của mỗi người là quyền nhân thân, cá nhân do cha mẹ đặt cho đứa con mới sinh. Sự cá biệt hóa được ghi trong giấy khai sinh và nó là cơ sở pháp lý để sau này xác định cá nhân đó mang tên gọi đó. Ngoài ra mỗi cá tên đều mang một ý nghĩa riêng, đôi khi đó là cả một câu chuyện, có thể là niềm hy vọng, ước mơ, cũng có thể là một câu chuyện vui, chuyện buồn… Thậm chí nếu xét về góc độ tâm linh, mỗi cái tên đôi khi còn gắng với số phận của mỗi con người. Việc đưa ra thành luật thì quá áp đặt, cứng nhắc và vi phạm đến quyền nhân thân. Ông Đức nói: “ Khi đặt tên, mỗi người nên tránh những cái tên quá dài, phức tạp, những cái tên dung tục, phản cảm như bộ phận sinh dục đặt tên cho con, hay những cái tên nước ngoài với những doanh nhân nổi tiếng: Lê Quý Đôn, Võ Nguyên Giáp, Nobel, Phidel Castro… Với những trường hợp này, cán bộ hộ tịch nên, tư vấn , giải thích, cho người dân hiểu. Việc đưa ra thành luật thì quá áp đặt, cứng nhắc và sẽ kéo theo nhiều vấn đề phát sinh”.

 Cũng đồng quan điểm này, trao đổi với phóng viên, luật sư Nguyễn Văn Nguyên( Giám đốc công ty luật Hưng Nguyên, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho rằng việc đặt họ, tên và chữ đệm cho con là quyền của cha mẹ, nhưng phải phù hợp với pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên việc quy định đặt họ, tên và chữ đệm của một người không vượt quá 25 chữ cái là hoàn toàn thiếu tính thuyết phục và đang có xu hướng trái luật.

 Ông Nguyên phân tích, trong Hiến pháp quy định, mọi người đều có quyền về họ tên của mình trong đó cũng có thể đặt tên họ và cũng có quyền thay đổi họ, tên và chữ đệm nếu không thấy phù hợp. Đây là quyền nhân thân của mỗi một con người. Điều này cũng được quy định trong bộ luật Dân sự 2005. Theo đó, để đảm bảo quyền  nhân thân của một con người và ở đó không bị hạn chế về kiểu tên, số lượng chữ, từ trong thành phần kết cấu nên việc đặt tên chỉ cần phát âm bằng tiếng Việt là được.

Con tôi, tôi đặt tên thế nào là quyền của tôi, sao anh có thể bắt tôi phải đặt lại. Anh có thể cho rằng, cái tên này là không hay, không văn hóa nhưng với tôi không thấy như thế và ngược lại. vậy căn cứ vào chuẩn mực nào mà anh bắt tôi làm theo quy định? Cũng như vậy, không lẽ bây giờ đặt tên cho con, tôi cứ phải ngồi đếm số chữ?  Và căn cứ vào đâu lại quy định đặt tên, họ và chữ đệm không quá 25 chữ cái, tạị sao không phải là 30 hoặc 20 chữ cái? Để luật được đi vào thực tiễn, không nên quy định những vấn đề một cách cứng nhắc, thiếu cơ sở thực tiễn, đặc biệt bộ luật Dân sự được xem là một bộ luật gốc, điều chỉnh hầu hết các quan hệ dân sự trong xã hội”, luật sư Nguyên nói. . Theo OL (BÁO NGƯỜI ĐƯA TIN Số 58 Thứ Năm Ngày 14/5/2015)