Nhu cầu lớn về tư vấn pháp luật

9

Công tác tư vấn pháp luật (TVPL) của Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLĐ tỉnh Hải Dương không ngừng được đổi mới và nâng cao chất lượng, góp phần cùng các cấp CĐ tỉnh thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ.

Trên 1.000 LĐđược trả trợ cấp qua TVPL

Thời gian qua, các cấp CĐ Hải Dương đã tích cực tham gia xây dựng và kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến NLĐ. Trong đó, hoạt động TVPL của CĐ chú trọng và mở rộng. Ngoài Trung tâm TVPL, toàn tỉnh hiện có 20 tổ TVPL tại các CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở, nhằm tăng cường TVPL lưu động trong các KCN, cụm công nghiệp, các khu nhà trọ đông CNLĐ. Các hoạt động TVPL giúp NLĐ và NSDLĐ nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của NLĐ..

Hải Dương hiện có 19 KCN và 30 cụm công nghiệp tập trung, trong đó 7 KCN và 8 cụm công nghiệp đã đầu tư cơ sở hạ tầng và đi vào hoạt động với trên 6.000 DN được cấp phép kinh doanh, thu hút, tạo việc làm cho trên 250.000 LĐ. Số đông CNLĐ xuất thân từ nông thôn, ý thức kỷ luật LĐ, giác ngộ giai cấp và hiểu biết về chính trị, pháp luật và CĐ còn hạn chế. Bởi vậy, Trung tâm TVPL LĐLĐ tỉnh và các tổ TVPL của các CĐ cấp trên cơ sở áp dụng nhiều hình thức TVPL phù hợp với điều kiện làm việc của CNLĐ.

Ngoài hình thức tư vấn trực tiếp, tư vấn gián tiếp qua điện thoại, CB CĐ làm công tác TVPL của tỉnh còn trực tiếp tư vấn lưu động tại cổng các KCN, cụm công nghiệp, khu nhà trọ và tại DN… Kết quả, từ 2008-2013, Trung tâm TVPL của LĐLĐ tỉnh và các tổ TVPL của các CĐ cấp trên cơ sở đã tổ chức TVPL cho 26.453 CNVCLĐ, trong đó tư vấn trực tiếp 7.920 lượt CNVCLĐ. Nội dung tư vấn về các chế độ chính sách liên quan đến nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm của NLĐ và NSDLĐ, các quy định của Bộ luật LĐ, Luật CĐ, Luật BHXH…

Qua TVPL, CĐ đã giúp 397 CNLĐ được nhận trở lại làm việc, 1.156 người được chi trả trợ cấp thôi việc, BHXH, tiền lương, tiền thưởng; 478 người được hạ mức kỷ luật, hoặc hủy quyết định kỷ luật.

Lực lượng tư vấn mỏng – nhu cầu của NLĐ cao

Bên cạnh những kết quả nói trên, công tác TVPL cho NLĐ ở Hải Dương gặp không ít khó khăn như: CB CĐ của LĐLĐ tỉnh chưa đủ để duy trì ít nhất 2 CB chuyên trách thường xuyên trực ở trung tâm. Các tư vấn viên đều kiêm nhiệm, nên thời gian nghiên cứu các văn bản pháp luật chưa nhiều. Trình độ, năng lực và kinh nghiệm của một số CB làm TVPL hạn chế. Tỉ lệ CB CĐ cấp trên cơ sở tham gia công tác TVPL có trình độ cử nhân luật còn thấp… Những bất cập này cũng một phần do khu nhà trọ của CN nằm trong khu dân cư, thời gian tiếp cận CN chủ yếu vào các buổi tối hoặc ngày nghỉ, trong khi lực lượng CB CĐ quá mỏng. Chủ DN chưa tạo điều kiện cho CNLĐ tìm hiểu các chính sách pháp luật và hoạt động CĐ nên cán bộ tư vấn ít có điều kiện tư vấn tại DN.

Thời gian tới (2013-2018), để nâng cao chất lượng hoạt động TVPL, LĐLĐ Hải Dương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức của CB CĐ, nhất là CB làm công tác TVPL về sự cần thiết phải đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động TVPL. Củng cố tổ chức và nâng cao chất lượng TVPL tại trung tâm. Tập huấn kỹ năng TVPL cho các tư vấn viên tại trung tâm và các thành viên tổ TVPL của các CĐ cấp trên cơ sở. Điều quan trọng là lựa chọn các hình thức phù hợp để tư vấn và trợ giúp pháp lý cho CNVCLĐ. Chú trọng việc tư vấn lưu động tại các khu nhà trọ, các buổi sinh hoạt tổ CN tự quản và các khu, cụm công nghiệp có đông CNLĐ, nhất là các cuộc đối thoại giữa CNLĐ và NSDLĐ tại DN.

Công ty luật hà nội, dịch vụ tư vấn luật