Ý kiến Luật sư về việc xử lý nạn phe vé

2

Tìm Luật sư giỏi, luật sư uy tín, văn phòng luật sư uy tín là nhu cầu chính đáng của người dân. Chúng tôi xin gửi đến quý vị nội dung bài báo phỏng vấn Luật sư Nguyễn Văn Nguyên về nạn phe vé thời gian vừa qua. Trân trọng.

Lúng túng khi xác định tội danh với đối tượng phe vé

.NHỊ HÀ

 

Mặc dù gây nhiều bức xúc trong dư luận nhưng để xử lý nạn phe vé lại là câu chuyện không hề đơn giản. Bởi, ngay cả khái niệm “phe vé” là những gì không hề được nhắc đến trong bất kỳ quy định pháp luật nào…

 

Bắt giữ phe vé vì …gây rối trật tự!

 Ngay trước trận chung kết U19 Việt Nam và U19 Nhật Bản tại sân vận động Mỹ Đình vừa qua, Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) tạm giữ 10 người được cho là phe vé. Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, Thượng tá Nguyễn Văn Lâm ( Phó trưởng Công an quận Nam Từ Liêm) cho biết, hiện cơ quan này đang tiến hành điều tra xác định thêm tội danh với các đối tượng này. “Các đối tượng này trước mắt bị bắt vì tội Gây rối trật tự nơi công cộng. Họ tập trung đông trước sân vận động để gây náo động, làm mất trật tự, ách tác giao thông. Ngoài ra chúng tôi đang tiến hành điều tra xem các đối tượng này có đầu cơ vé, đẩy gía vé lên cao nhất ngưởng để thu lợi nhuận bất chính không. Thêm nữa chúng tôi cũng đang điều tra nguồn gốc số vé tại chợ đen này, liêụ có hay không việc ban tổ chức tuồn vé ra ngoài rồi hưởng phần chênh lệch?”, Thượng tá Lâm nói.

Cũng theo thượng tá Lâm, hiện tại, qua lời khai của một số đối tượng này, họ khẳng định chỉ xếp hàng quay vòng và cử nhiều người xếp hàng để gom vé, sau đó bán lại vé cho người có nhu cầu. Cũng có đối tượng khai số vé được tặng và xếp hàng mua được nhưng không có nhu cầu đi xem nên bán lại. Thượng tá Lâm cho biết thêm; “ Số lượng vé tại thời điểm chúng tôi bắt giữ mà các đối tượng này có không lớn. Mỗi đối tượng chỉ có khoảng 10 -15 vé. Có thể đúng là những đối tượng này xếp hàng gom vé để kiếm lời. Bởi, có một số đối tượng ở ngoại tỉnh, có hàng cảnh khó khăn, họ khai rằng, vì đang bí tiền nên đã kỳ công xếp hàng để kiếm lời”.

Ngoài ra, cũng theo ông Lâm, tình trạng phe vé, gây rối ở trước sân vận động tại các trận đấu lớn năm nay không quá phức tạp như nhiều trận đấu lớn trước đây. Trước đây, cơ quan công an đã bắt giữ nhiều đối tượng phe vé có đến hàng trăm vé trong tay. Tuy nhiên việc chứng minh nguồn gốc của số vé này cũng khá khó khăn. Hầu hết, từ trước tới nay, các đối tượng phe vé đều khai do họ tự xếp hàng, gom vé sau đó bán lại.

 Khó định tội danh?

Trao đổi với PV Báo Người Đưa Tin, luật sư Nguyễn Văn Nguyên ( Giám đốc công ty luật Hưng Nguyên, đoàn Luật Sư TP.Hà Nội) cho hay, nạn phe vé là một thực tế tồn tại nhiều năm, nhiều nơi ở Việt Nam. Ông Nguyên nói: “ Phe vé không chỉ có ở bóng đá mà còn có ở nhà ga, bến xe, rạp chiếu phim. Trên thực tế, cũng có nhiều trường hợp do có nhu cầu thực thụ về mua bán vé để xem bóng đá, đi tàu xe… nhưng vì một số lý do khách quan nên họ không có nhu cầu sử dụng, vì thế họ tiế hành bán lại số vé đã mua. Đối với những hành vi mua bán lại như thế này thì pháp luật không cấm vì đó không mang tính thương mại. Tuy nhiên, một số người lợi dụng việc mua bán vé, sự quản lý lỏng lẻo của ban tổ chức các giải bóng đá, nhà xe, rạp chiếu phim. .. và các quy định của pháp luật nên đã lấy việc mua đi, bán lại trở thành một hoạt động kinh doanh thu lợi bất chính”.

 Theo luật sư Nguyên, hiện luật pháp của nước ta chưa có một chế tài cụ thể để xử lý các đối tượng phe vé. Thậm chí, cụm từ “phé vé” là gì cũng không được nhắc đến trong bất kỳ quy định nào của pháp luật, nghị định hay thông tư hướng dẫn nào. Théo đó, hành vi mua đi, bán lại dù mang yếu tố kinh doanh, tư lợi cá nhân bất chính, gây ảnh hưởng lớn đến quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng nhưng vẫn rất khó xử lý.

 Ông Nguyên nói: “ Tôi từng được biết, cách đây không lâu, nhà ga Hà Nội đã bắt được một đối tượng mua hàng chục vé tàu, sau đó bán cho một phụ nữ khác để hưởng phần chênh lệch. Đối tượng này sau đó được bàn giao lại để công an xử lý. Nhưng khá nhiều nhưng khá nhiều người đã khá bất ngờ với cách xử lý của cơ quan chức năng. Theo đó, số vé tàu bị thu hồi theo quy định, còn hình thức xử lý đối tượng này chỉ là phạt hành chính và nhắc nhở đối tượng không được tái phạm”. Theo ông Nguyên, việc xử lý với các đối tượng phe vé rất lung túng, bởi lẽ không biết khép họ vào tội nào. Cũng chính vì thế, dù nhiều đối tượng phe vé bị bắt, xử lý với tội danh Gây rối trật tự nơi công cộng hoặc tội làm giả vé tàu. Theo N.H  (BÁO NGƯỜI ĐƯA TIN Số 112 Thứ Năm ngày 18.9.2014)