DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

83

DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ

Công ty Luật Hưng Nguyên cung cấp dịch vụ tư vấn luật trong lĩnh vực Thuế và kế toán cho Doanh nghiệp và cá nhân sau:

I- Dịch vụ tư vấn thuế và kế toán

Đối với cá nhân:

Tư vấn về đối tượng nộp thuế; thu nhập chịu thuế; thu nhập được miễn thuế; giảm thuế, căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân cũng như thủ tục đăng ký mã số thuế;- Đối với cá nhân đã đăng ký thuế và có mã số thuế. Trong trường hợp cá nhân được hoàn thuế hay trong trường hợp giảm trừ gia cảnh, Luật sư và nhân viên tư vấn của Công ty Luật Hưng Nguyên sẽ hướng dẫn cá nhân các thủ tục theo quy định của pháp luật để đảm bảo lợi ích cho các cá nhân.

Đối với doanh nghiệp:

Thuế thu nhập doanh nghiệp liên quan hầu hết đến các hoạt động của doanh nghiệp. Hiện do còn thiếu sự hướng dẫn nên rất nhiều doanh nghiệp không biết xử lý như thế nào trong việc tính toán, cộng gộp các chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh để thỏa mãn yêu cầu theo quy định của thuế.

Khi thành lập doanh nghiệp, chúng tôi tư vấn cho khách hàng:

–         Tư vấn đăng ký mã số thuế;

–         Tư vấn kê khai thuế;

–         Tư vấn thủ tục nộp thuế;

–         Tư vấn thủ tục hoàn thuế Giá trị gia tăng;

–         Tư vấn quyết toán thuế, tư vấn lập báo cáo tài chính;

–         Tư vấn thủ tục miễn giảm thuế;

–         Tư vấn các quy định về sử dụng hóa đơn, chứng từ;

–         Tư vấn khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực thuế;

–         Tư vấn xử lý vi phạm trong lĩnh vực thuế;

–         Hướng dẫn tự tính, tự khai, tự nộp thuế cho các chủ doanh nghiệp vụ.

Trong quá trình hoạt động: Khi các doanh nghiệp sẽ mắc phải những khó khăn trong việc nộp thuế đúng thời hạn cũng như quy trình luật định thì việc đưa ra Dịch vụ kê khai, đại diện nộp thuế của Công ty Luật Hưng Nguyên sau đây sẽ giúp các doanh nghiệp giải quyết được các vấn đề trên:

–         Tư vấn hoàn thiện hồ sơ thuế theo đúng quy định của pháp luật;

–         Đại diện nộp hồ sơ thuế tại Chi cục thuế trực tiếp quản lý;

–         Cung cấp kế toán theo đúng nhu cầu của Doanh nghiệp;

–         Đại diện làm việc với cơ quan Thuế liên quan đến nghĩa vụ Thuế của Doanh nghiệp.

Trong trường hợp tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp (Gồm chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chia doanh nghiệp; tách doanh nghiệp; sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp; bán doanh nghiệp; chuyển doanh nghiệp trực thuộc thành doanh nghiệp độc lập hoặc ngược lại; tạm ngừng hoạt động), Các luật sư và nhân viên tư vấn của Công ty Luật Hưng Nguyên sẽ hướng dẫn doanh nghiệp các thủ tục kê khai đăng ký thuế đối với các cơ quan Thuế theo đúng quy trình và thời hạn luật định.

Trường hợp chấm dứt tồn tại: Khi doanh nghiệp chấm dứt tồn tại như giải thể, phá sản, chấm dứt kinh doanh… các Luật sư và nhân viên tư vấn của Công ty Luật Hưng Nguyên sẽ hướng dẫn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục đóng mã số thuế với cơ quan Thuế.

II- Văn bản, mẫu văn bản
Công ty Luật Hưng Nguyên là nơi cung cấp những văn bản quy phạm pháp luật và mẫu văn bản về thuế và kế toán

QUI TRÌNH ĐĂNG KÝ VÀ CẤP MÃ SỐ THUẾ

A- CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Quy định chung về sử dụng hóa đơn chứng từ

1.1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

– Tổ chức, cá nhân SXKD hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm khi bán, trao đổi hàng hóa, cung ứng dịch vụ phải lập hóa đơn và giao hóa đơn hợp pháp cho khách hàng.

– Tổ chức, cá nhân mua, trao đổi HH, DV có quyền và trách nhiệm yêu cầu người bán lập và giao hóa đơn

– Tổ chức, cá nhân thu mua HH nông, lâm, thủy sản chưa qua chế biến có trách nhiệm lập và giao hóa đơn thu mua hàng cho người trực tiếp sản xuất bán không có hóa đơn

1.1a. Hóa đơn Giá trị gia tăng:

– Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh áp dụng tính thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

– Tổ chức, cá nhân làm đại lý bán đúng giá hàng hoá chịu thuế GTGT áp dụng tính thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

1.1b. Hóa đơn bán hàng thông thường:

– Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh áp dụng tính thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp.

– Tổ chức, cá nhân làm đại lý bán đúng giá hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

– Tổ chức, cá nhân làm đại lý bán đúng giá hàng hoá chịu thuế GTGT áp dụng tính thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp.

– Các hộ sản xuất, kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp, ấn định ổn định 6 tháng, cả năm, các hoạt động kinh doanh không thường xuyên được sử dụng hoá đơn lẻ do cơ quan thuế lập.

1.1c. Hóa đơn thu mua hàng hóa nông, lâm, thủy sản:

– Tổ chức, cá nhân hoạt động thu mua hàng hoá nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến được sử dụng hoá đơn thu mua hàng nông, lâm, thuỷ sản.

1.2. Trường hợp không bắt buộc sử dụng hóa đơn

a – Trường hợp bán lẻ hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho người tiêu dùng có giá trị thấp dưới 100.000 đồng cho mỗi lần thu tiền nếu người mua không yêu cầu lập và giao hóa đơn. Cuối ngày CSKD căn cứ vào báo cáo bán hàng phân loại hàng hóa, dịch vụ bán lẻ theo từng nhóm hàng hóa, dịch vụ có cùng thuế suất, lập bảng kê HH, DV bán lẻ làm căn cứ tính và kê khai thuế GTGT hàng tháng. Nếu người mua hàng yêu cầu giao hóa đơn thì người bán hàng vẫn phải lập và giao hóa đơn theo đúng quy định cho người mua.

Đối với tổ chức, cá nhân SXKD kê khai nộp thuế, các đơn vị thụ hưởng tiền từ NSNN, các đơn vị thực hiện dự án và các khoản chi khác, cần phải hạch toán kế toán thì khi mua hàng hóa có giá trị dưới mức quy định không bắt buộc phải lập hóa đơn vẫn phải yêu cầu người bán lập và giao hóa đơn theo đúng quy định để làm cơ sở kê khai tính thuế, thanh toán tiền theo đúng quy định.

b – Sản phẩm nông, lâm, thủy, hải sản chua qua chế biến do nông dân, ngư dân tự sản xuất, khai thác trực tiếp bán ra.

Cơ sở mua các sản phẩm này phải lập hóa đơn thu mua hàng nông sản, lâm sản, thủy, hải sản theo mẫu số 06/TMH-3LL ban hành kèm theo Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 của Bộ tài chính.

c –  Đồ dùng của cá nhân do người sử dụng trực tiếp bán ra, không dùng đem bán thì không phải lập hóa đơn. Nếu doanh nghiệp mua lại để bán hoặc nhận hàng ký gửi bán phải lập bảng kê mua hàng, nhận hàng ký gửi bán.

Bảng kê do doanh nghiệp lập và tự chịu trách nhiệm (theo mẫu quy định tại Thông tư liên tịch số 94/2003/TTLT/BTC-BTM-BCA ngày 08/10/2003 của BTC – BTM – BCA).

1.3. Sử dụng hóa đơn

a – Thời điểm lập hoá đơn:

Hoá đơn phải được lập ngay khi cung cấp hàng hoá, dịch vụ và các khoản thu tiền phát sinh theo quy định. Khi lập hoá đơn, bên bán phải phản ảnh đầy đủ các nội dung, chỉ tiêu in sẵn trên mẫu hoá đơn, gạch chéo phần bỏ trống (nếu có) từ trái qua phải và phải có chữ ký của người bán và người mua hàng.

b- Cách lập hoá đơn:

Hoá đơn phải sử dụng theo thứ tự, từ số nhỏ đến số lớn, không được dùng cách số. Khi lập hóa đơn có thể viết tay hoặc đánh máy, nhưng nhất thiết phải lót giấy than để viết hoặc đánh máy 1 lần được in sang các liên có nội dung giống nhau. Nội dung chỉ tiêu trên hóa đơn phải rõ ràng, trung thực, đầy đủ, chính xác, không bị tẩy xóa sửa chữa. Hóa đơn phải còn nguyên vẹn, không rách hoặc nhàu nát, và phải ghi mã số thuế của người mua hàng. Trường hợp người mua là người tiêu dùng không có mã số thuế thì phần mã số thuế của người mua được gạch bỏ.

Trường hợp mẫu hóa đơn có chỉ tiêu thủ trưởng đơn vị ký duyệt thì không nhất thiết thủ trưởng đơn vị ký duyệt mà có thể ủy quyền cho người có trách nhiệm trong DN (có thể là người bán hàng) ký, ghi rõ họ, tên, khi lập và giao hóa đơn cho khách hàng. Việc ủy quyền người ký duyệt hóa đơn bán hàng phải có quyết định của thủ trưởng đơn vị (giám đốc) và hóa đơn này phải được đóng dấu của tổ chức, cá nhân vào góc trên, bên trái của liên 2 tờ hóa đơn.

1.4. Xử lý các trường hợp viết sai hóa đơn

– Trường hợp hóa đơn viết sai cần hủy bỏ thì phải gạch chéo các liên của tờ hóa đơn, và ghi chữ hủy bỏ vào các liên của hóa đơn. Tuyệt đối không được xé rời khỏi quyển hóa đơn mà phải lưu giữ đầy đủ các liên để thanh toán số hủy bỏ với cơ quan thuế (tờ hóa đơn này được thể hiện trên báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tháng ở cột số tổn thất khác).

– Trường hợp hóa đơn đã xé rời khỏi quyển và giao cho  người mua rồi sau đó mới phát hiện viết sai như: sai tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua hoăc ghi sai số lượng, đơn giá, giá thanh toán… thì 2 bên mua và bán phải lập biên bản ghi rõ nội dung sai, số ký hiệu, sêri, ngày… tháng… năm… của hóa đơn ghi sai đó, thu hồi đủ các liên của tờ hóa đơn sau đó gạch chéo ghi chữ hủy bỏ và lưu trên quyển hóa đơn, đồng thời bên bán phải lập hóa đơn mới giao cho khách hàng và ghi ngay trên tờ hóa đơn mới “thay thế tờ hóa đơn số ký hiệu, sêri, ngày… tháng… năm… ” của tờ hóa đơn hủy bỏ. Bên mua, bên bán hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về số hóa đơn hủy bỏ.

– Trường hợp viết sai thuế suất thì 2 bên lập biên bản điều chỉnh lại hóa đơn đã ghi sai thuế suất thuế GTGT, trong biên bản điều chỉnh phải ghi rõ nguyên nhân, giá thanh toán, số ký hiệu, sêri, ngày… tháng… năm… của tờ hóa đơn và bên bán lập hóa đơn GTGT bổ sung thuế suất, tiền thuế và ghi rõ trên tờ hóa đơn là:”Số thuế GTGT ghi bổ sung (hoặc điều chỉnh giảm thuế suất thuế GTGT) của hóa đơn số ký hiệu, sêri, ngày… tháng… năm… của tờ hóa đơn ghi sai và theo biên bản điều chỉnh hóa đơn ngày… tháng… năm”.

1.5. Xử lý các trường hợp mất hóa đơn

– Tổ chức, cá nhân mua hàng làm mất hoá đơn mua hàng bản gốc (liên 2) do hoàn cảnh khách quan như: Thiên tai, hoả hoạn, bị mất cắp; khi xẩy ra mất hoá đơn trong các trường hợp nêu trên, tổ chức, cá nhân phải khai báo, lập biên bản về số hoá đơn bị mất, lý do mất có xác nhận của cơ quan thuế đối với trường hợp thiên tai, hoả hoạn, xác nhận của cơ quan công an địa phương đối với trường hợp bị mất cắp. Hồ sơ liên quan đến hành vi làm mất hoá đơn gồm:

+ Công văn, đơn của tổ chức, cá nhân về việc làm mất hoá đơn.

+ Biên bản mất hoá đơn mua hàng.

+ Bản sao hoá đơn mua hàng (liên 1) có xác nhận ký tên, đóng dấu (nếu có) của bên bán hàng.

Khi tiếp nhận hồ sơ mất hoá đơn mua hàng, cơ quan thuế phải thực hiện thông báo số hoá đơn mua hàng không còn giá trị sử dụng và tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân có hành vi làm mất hoá đơn.

1.6. Trường hợp lập lai hóa đơn

Trường hợp mua, bán hàng hoá, khi người bán hàng đã xuất hoá đơn, người mua đã nhận hàng nhưng do hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hoá, khi xuất hàng trả lại cho người bán, tổ chức, cá nhân mua hàng phải lập hoá đơn theo đúng quy định nhưng hoá đơn ghi rõ hàng hoá trả lại người bán, số tiền hàng, tiền thuế GTGT kèm theo Phiếu nhập kho, xuất kho (nếu có) làm căn cứ để bên bán, bên mua điều chỉnh tiền hàng, số thuế GTGT khi kê khai thuế.

Những trường hợp hoá đơn đã được xé rời khỏi quyển, sau đó phát hiện sai phải huỷ bỏ thì tổ chức, cá nhân phải lập biên bản có chữ ký xác nhận của bên mua hàng, bên bán hàng, nếu là tổ chức phải có ký xác nhận (đóng dấu) của người đứng đầu tổ chức; bên mua hàng, bên bán hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về số hoá đơn huỷ bỏ.

2. Quy định trách nhiệm

2.1. Tổ chức, cá nhân mua hàng hoá, dịch vụ

Tổ chức, cá nhân khi mua, trao đổi  hàng hoá, dịch vụ có quyền và trách nhiệm yêu cầu người bán hàng lập, giao liên 2 hoá đơn để sử dụng theo nhu cầu thực tế của người mua hàng.

Trường hợp tổ chức, cá nhân mua tài sản thuộc loại phải đăng ký sử dụng (xe ô tô, xe máy…) mà liên 2 của hoá đơn phải lưu tại cơ quan quản lý tài sản (Công an) được thay thế hoá đơn mua hàng gồm các chứng từ sau: Phiếu thu tiền (liên 2, bản gốc) – Mẫu CTT 41, Biên lai trước bạ (bản Photocopy liên 2), hoá đơn (bản Photocopy liên 2) liên quan đến tài sản phải đăng ký.

Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh kê khai nộp thuế, đơn vị thụ hưởng tiền từ Ngân sách Nhà nước, đơn vị thực hiện dự án khi mua hàng (kể cả trường hợp mua hàng hoá có giá trị dưới mức quy định không phải lập hoá đơn), người mua hàng phải nhận hoá đơn và kiểm tra nội dung ghi trên hoá đơn, ký, ghi rõ họ, tên người mua hàng, từ chối không nhận hoá đơn ghi sai các chỉ tiêu, ghi chênh lệch giá trị với thực tế số tiền thanh toán.

Riêng đối với việc mua hàng không trực tiếp như: Mua hàng qua điện thoại, FAX thì bên mua hàng không phải ký trên hoá đơn nhưng ghi rõ là hàng mua qua điện thoại, FAX …

Đối với người tiêu dùng có hoá đơn mua hàng, kể cả hoá đơn thu mua hàng nông, lâm, thủy sản phải lưu giữ để được hưởng các quyền lợi theo quy định như: Bảo hành sản phẩm, xác nhận tài sản hợp pháp, đăng ký sở hữu tài sản, dự bốc thăm hoá đơn trúng thưởng, kê khai chi phí khi tính thuế…

Đối với việc sử dụng hoá đơn thu mua hàng nông, lâm, thuỷ sản thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 89/2002/NĐ-CP.

2.2. Tổ chức, cá nhân sử dụng hóa đơn

– Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải sử dụng hoá đơn theo đúng quy định, nghiêm cấm việc mua, bán, cho, sử dụng hoá đơn của tổ chức, cá nhân khác; không được ghi khống hoá đơn để kê khai khấu trừ thuế GTGT, hoàn thuế GTGT, chi phí hợp lý, thanh toán tiền, thanh quyết toán tài chính và sử dụng hoá đơn vào các mục đích khác. Nếu các hành vi vi phạm xảy ra trong đơn vị thì người đứng đầu tổ chức phải chịu trách nhiệm liên đới về số hoá đơn vi phạm đã được ký duyệt.

– Thực hiện mở sổ theo dõi, có nội quy quản lý và phương tiện bảo quản, lưu giữ hoá đơn theo quy định của pháp luật cụ thể như sau:

+ Hàng tháng thực hiện báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn mẫu BC-26/HĐ (theo mẫu đính kèm), chậm nhất vào ngày 10 của đầu tháng sau. Riêng một số ngành đặc thù có thể báo cáo sử dụng hoá đơn hàng quý nhưng phải được sự chấp thuận của Tổng cục Thuế.

+ Báo cáo thanh, quyết toán sử dụng hoá đơn hàng năm (theo mẫu đính kèm) gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước ngày 25 tháng 02 năm sau.

– Tổ chức, cá nhân làm mất hoá đơn phải báo cáo ngay bằng văn bản với cơ quan thuế nơi cung cấp hoặc đăng ký sử dụng hoá đơn mẫu BC-21/HĐ (theo mẫu đính kèm). Trường hợp hoá đơn đã thông báo mất nhưng tìm thấy được thì tổ chức, cá nhân phải thực hiện nộp lại cho cơ quan thuế nơi mua hoặc nơi đăng ký sử dụng hoá đơn.

– Hóa đơn chưa sử dụng hoặc đã sử dụng phải được bảo quản, lưu giữ theo quy định của pháp luật về Thuế và pháp luật về Kế toán – thống kê. Hóa đơn phải được bảo quản an toàn không để mất mát, hư hỏng. Mọi trường hợp để mất hoá đơn, tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm báo cáo ngay với cơ quan thuế nơi trực tiếp quản lý để có biện pháp xử lý theo quy định. Tổ chức, cá nhân sử dụng hóa đơn phải xuất trình hóa đơn chưa sử dụng, đang sử dụng, đã sử dụng cho cơ quan thuế và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi kiểm tra.

– Tổ chức sử dụng hoá đơn phải thường xuyên kiểm tra các cá nhân được giao lập hoá đơn khi bán hàng của đơn vị để theo dõi, chấn chỉnh, ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm quy định về sử dụng hoá đơn; những cá nhân có hành vi vi phạm về sử dụng hoá đơn thì phải chuyển công việc khác. Người đứng đầu tổ chức phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về số hoá đơn đã mua, đã đăng ký sử dụng, đã sử dụng, đã kê khai thuế, đã thanh, quyết toán.

3. Thanh quyết toán hóa đơn

– Tổ chức, cá nhân sử dụng hoá đơn khi sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức sở hữu, phá sản, ngừng hoạt động, phải báo cáo thanh, quyết toán sử dụng hoá đơn và nộp lại toàn bộ số hoá đơn chưa sử dụng cho cơ quan thuế nơi cung cấp hoặc đăng ký sử dụng hoá đơn trong thời hạn chậm nhất là 5 ngày làm việc, kể từ khi có quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức sở hữu, phá sản, ngưng hoạt động.

B- CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1/ Thủ tục mua hóa đơn lần đầu

a/ Tổ chức kinh doanh mua hoá đơn lần đầu

– Đơn xin mua hoá đơn (theo mẫu số 01).

– Giấy giới thiệu của tổ chức kinh doanh do người đại diện có thẩm quyền ký giới thiệu người đến cơ quan thuế liên hệ mua hoá đơn. Trên giấy giới thiệu phải ghi rõ họ tên, chức vụ, số chứng minh thư nhân dân của người được giới thiệu đến liên hệ mua hoá đơn.

– Giấy Chứng nhận đăng ký thuế bản photocopy có xác nhận sao y bản chính của tổ chức kinh doanh.

Khi đến mua hoá đơn, người đứng tên trên giấy giới thiệu phải xuất trình chứng minh thư nhân dân (còn trong thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật) với cơ quan thuế.

b/ Hộ kinh doanh mua hóa đơn lần đầu

Hộ kinh doanh nộp thuế theo kê khai khi mua hoá đơn lần đầu phảI nộp các giấy tờ sau:

– Đơn xin mua hoá đơn (theo mẫu số 02).

– Giấy Chứng nhận đăng ký thuế bản photocopy. Khi đến cơ quan thuế nộp hồ sơ xin mua hoá đơn phải mang theo bản chính Giấy Chứng nhận đăng ký thuế để cơ quan thuế kiểm tra đối chiếu tính xác thực của bản photocopy. Nếu là bản photocopy có công chứng thì không phải mang theo bản chính.

– Trường hợp chủ hộ kinh doanh uỷ quyền cho người khác thì phải viết giấy uỷ quyền theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự uỷ quyền. Giấy uỷ quyền phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân của người được uỷ quyền.

Khi đến liên hệ với cơ quan thuế, chủ hộ kinh doanh hoặc người được uỷ quyền phải xuất trình kèm theo chứng minh thư nhân dân (còn trong thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật).

– Hộ kinh doanh nộp thuế ổn định có đăng ký kinh doanh, có giấy chứng nhận đăng ký thuế, nếu có nhu cầu sử dụng hoá đơn, được cơ quan thuế bán hoá đơn bán hàng theo quy định nêu trên.

c/ Nơi nộp hồ sơ mua hóa đơn

Hồ sơ mua hoá đơn lần đầu của tổ chức kinh doanh hoặc hộ kinh doanh nộp tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý.

Khi có sự thay đổi địa điểm giao dịch, địa điểm kinh doanh; trong vòng 10 ngày (ngày làm việc) cơ sở kinh doanh phải gửi thông báo thay đổi địa điểm cho cơ quan thuế biết.

d/ Trách nhiệm của cơ quan thuế: tiếp nhận hồ sơ mua hoá đơn lần đầu của tổ chức, hộ kinh doanh và có trách nhiệm kiểm tra thủ tục mua hoá đơn lần đầu quy định tại điểm a và điểm b nêu trên.

Nội dung kiểm tra cụ thể như sau:

+ Kiểm tra đối chiếu họ tên, số chứng minh thư nhân dân của người trực tiếp đến mua hoá đơn với họ tên, số chứng minh thư nhân dân ghi trong đơn hoặc trong giấy giới thiệu hoặc giấy uỷ quyền.

+ Kiểm tra các nội dung ghi trong đơn xin mua hoá đơn đảm bảo đầy đủ, rõ ràng theo mẫu quy định.

+ Đối chiếu tên cơ sở kinh doanh, số đăng ký kinh doanh, mã số thuế ghi trong đơn xin mua hoá đơn với Giấy Chứng nhận đăng ký thuế.

Sau khi đã kiểm tra theo các nội dung trên thấy phù hợp, cơ quan thuế viết giấy hẹn (theo mẫu số 03) giao cho cơ sở kinh doanh hẹn ngày giải quyết bán hoá đơn, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể cơ quan thuế quyết định thời gian hẹn, nhưng tối đa không quá 5 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày nhận hồ sơ. Trong thời gian hẹn cơ sở kinh doanh, cơ quan thuế kiểm tra thực tế địa điểm kinh doanh để xác định thực tế cơ sở kinh doanh có kinh doanh tại địa điểm khai báo hay không. Kết quả kiểm tra thực tế phải thể hiện bằng biên bản xác nhận địa điểm kinh doanh cuả tổ chức, cá nhân mua hoá đơn (theo mẫu số 04 kèm theo). Sau khi kiểm tra thực tế nếu đủ điều kiện, cơ quan thuế phải làm thủ tục cấp sổ mua hoá đơn (theo mẫu số ST 22/HĐ) cho cơ sở kinh doanh, đồng thời bán hoá đơn lần đầu theo đúng ngày hẹn. Trường hợp không đủ điều kiện được mua hoá đơn, cơ quan thuế phải thông báo cho cơ sở kinh doanh biết lý do.

Số lượng hoá đơn tổ chức, hộ kinh doanh được mua lần đầu không quá 2 quyển. Riêng đối với hộ kinh doanh doanh thuộc diện ổn định thuế 6 tháng hoặc 1 năm mỗi lần 01 quyển.

2/ Thủ tục mua hoá đơn các lần tiếp theo

a/ Tổ chức, hộ kinh doanh mua hoá đơn lần tiếp theo nộp cho cơ quan thuế các giấy tờ sau

– Đối với tổ chức kinh doanh: Giấy giới thiệu của tổ chức kinh doanh do người đại diện có thẩm quyền ký, trên giấy giới thiệu phải ghi rõ họ tên, chức vụ, số chứng minh thư nhân dân của người được tổ chức kinh doanh cử đi mua hoá đơn, số lượng hoá đơn xin mua.

– Đối với hộ kinh doanh: đơn xin mua hoá đơn, trong đơn phải ghi rõ họ tên chủ hộ kinh doanh, số chứng minh thư nhân dân, địa chỉ kinh doanh, số lượng hoá đơn xin mua. Nếu chủ hộ kinh doanh uỷ quyền cho người khác phải có giấy uỷ quyền theo quy định của pháp luật. Giấy uỷ quyền phải ghi rõ họ tên, số chứng minh thư nhân dân của người được uỷ quyền.

– Sổ mua hoá đơn đã được cơ quan thuế cấp.

– Đối với hộ kinh doanh nộp thuế khoán ổn định còn phải mang theo quyển hoá đơn mua lần trước liền kề để cơ quan thuế kiểm tra.

Người được tổ chức kinh doanh giới thiệu đến mua hoá đơn, chủ hộ kinh doanh hoặc người được chủ hộ kinh doanh uỷ quyền, đến mua hoá đơn phải xuất trình cho cơ quan thuế chứng minh thư nhân dân bản chính (còn trong thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật).

b/ Trách nhiệm của cơ quan thuế

Tiếp nhận hồ sơ mua hoá đơn của tổ chức, hộ kinh doanh. Thực hiện kiểm tra hồ sơ và đối chiếu với chứng minh thư nhân dân để xác định người đến mua hoá đơn là đúng với họ tên người ghi trên giấy giới thiệu của tổ chức hoặc chủ hộ kinh doanh hoặc người được chủ hộ kinh doanh uỷ quyền. Nếu đã phù hợp, cơ quan thuế có trách nhiệm bán hoá đơn cho cơ sở kinh doanh sử dụng; số lượng hoá đơn bán tối đa không quá số lượng hoá đơn đã sử dụng của tháng liền kề trước đó. Ví dụ Công ty A ngày 10/8 đến mua hoá đơn, số lượng xin mua là 15 quyển nhưng số lượng hoá đơn sử dụng tháng 7 là 12 quyển thì chỉ được mua tối đa 12 quyển.

– Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập, nếu chưa hết tháng đã sử dụng hết hoá đơn mua lần đầu (02 quyển), cơ quan thuế sẽ căn cứ vào thời gian sử dụng hoá đơn mua lần đầu để quyết định số lượng hoá đơn được mua lần tiếp theo, sau khi đã xác định được số lượng hoá đơn sử dụng tháng thì sẽ bán theo mức sử dụng của tháng trước liền kề.

– Đối với cơ sở kinh doanh vi phạm điều 14 (trừ điểm 1, điểm 2), điều 15 và điều 16 Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 7/11/2002 của Chính phủ quy định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn, nếu chấp hành Quyết định xử phạt và nộp tiền phạt, tiền thuế truy thu (nếu có) ngay vào ngân sách Nhà nước thì giải quyết bán hoá đơn như mức bán lần đầu (tối đa 02 quyển).

Sau thời gian 3 tháng nếu cơ sở kinh doanh không tiếp tục vi phạm thì cơ quan thuế bán hoá đơn như các cơ sở kinh doanh chấp hành tốt chế độ quản lý và sử dụng hoá đơn.

Cơ quan thuế được quyền từ chối bán hoá đơn trong các trường hợp sau: hộ kinh doanh nộp thuế khoán ổn định vi phạm các điều 14 (trừ điểm 1, điểm 2), điều 15, điều 16 Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 7/11/2002 của Chính phủ; không mang theo quyển hoá đơn mua lần trước liền kề để cơ quan thuế kiểm tra; kinh doanh nhưng chậm nộp thuế, dây dưa tiền thuế.

3/ Trường hợp cấp hóa đơn lẻ

Các hộ kinh doanh nộp thuế ổn định 6 tháng hoặc 1 năm không có nhu cầu sử dụng hoá đơn quyển; hộ kinh doanh vi phạm bị cơ quan thuế từ chối bán hoá đơn quyển và các hộ không có đăng ký kinh doanh, hoặc không phải là kinh doanh thường xuyên nhưng có phát sinh doanh thu về hàng hoá, dịch vụ, nếu có nhu cầu sử dụng hoá đơn sẽ được cơ quan thuế cấp hoá đơn bán hàng lẻ (không thu tiền) để giao cho khách hàng.

Hoá đơn cấp lẻ được cấp trực tiếp tại Chi cục thuế hoặc tại Đội thuế. Tuỳ theo đặc điểm địa bàn và nhu cầu sử dụng hoá đơn lẻ, Chi cục thuế thông báo công khai địa điểm bán hoá đơn nhằm phục vụ thuận lợi nhất cho đối tượng nộp thuế có nhu cầu. Đối tượng được cấp hoá đơn lẻ phải nộp thuế (thu bằng biên lai thuế) trước khi nhận hoá đơn. Người có nhu cầu tự khai doanh thu kèm theo hợp đồng và giấy mua bán giữa hai bên để làm căn cứ cấp hoá đơn lẻ. Hoá đơn được lập tại cơ quan thuế; liên 1, liên 2 giao cho người được cấp hoá đơn; liên 3 lưu tại cơ quan thuế. Hoá đơn cấp lẻ phải được đóng dấu của cơ quan thuế vào phía trên bên trái của từng liên. Cơ quan thuế phải mở sổ theo dõi riêng các tổ chức, cá nhân sử dụng hoá đơn lẻ như một tổ chức, cá nhân sử dụng hoá đơn.

C- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG HOÁ ĐƠN TỰ IN

Theo quy định tại tiết 2, mục V, phần B, Thông tư 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 7/11/2002 của Chính phủ về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn thì thủ tục đăng ký sử dụng hoá đơn tự in như sau:

1/ Thủ tục đăng ký mẫu  hoá đơn tự in

Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có nhu cầu tự in hoá đơn để sử dụng phải có hồ sơ đăng ký tự in hoá đơn gửi cơ quan thuế  có thẩm quyền. Hồ sơ tự in hoá đơn bao gồm:

– Công văn đăng ký sử dụng hoá đơn tự in (theo mẫu quy định).

– Mẫu hoá đơn do tổ chức, cá nhân tự thiết kế. Mỗi một loại mẫu hoá đơn do tổ chức, cá nhân tự thiết kế phải có đủ các chỉ tiêu sau:

– Ký hiệu, số hoá đơn, tên, địa chỉ, mã số thuế của đơn vị bán hàng.

– Ký hiệu, số hoá đơn, tên, địa chỉ, mã số thuế của đơn vị mua hàng.

– Tên hàng hoá, dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, tiền hàng, thuế xuất GTGT, tiền thuế GTGT, tổng cộng tiền thanh toán (nếu là hoá đơn bán hàng thông thường thì không cần chỉ tiêu thuế xuất GTGT, tiền thuế GTGT).

– Hoá đơn ít nhất phải có 03 liên: Liên 1 lưu ở cuống quyển hoá đơn; Liên 2 giao cho người mua hàng; Liên 3 nội bộ.

– Những nội dung đặc thù, biểu tượng của đơn vị có thể đưa vào mẫu hoá đơn. Tổ chức, cá nhân sử dụng hoá đơn song ngữ thì phải in tiếng Việt trước, tiếng nước ngoài sau.

– Sơ đồ địa điểm sản xuất, kinh doanh, văn phòng giao dịch do tổ chức, cá nhân tự vẽ có xác nhận và cam kết của người đứng đầu.

– Hợp đồng thuê nhà (nếu có).

– Các bản sao không phải công chứng: Giấy phép đăng ký kinh doanh, Chứng minh nhân dân của người đứng đầu tổ chức, cá nhân.

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế bản chính kèm theo bản Photocopy.

– Nơi in hoá đơn, tổ chức, cá nhân tự chọn nhà in cho phù hợp theo danh sách do cơ quan thuế cung cấp.

Cơ quan thuế sau khi nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân trong vòng 05 ngày (ngày làm việc) phải có trách nhiệm kiểm tra sự tồn tại thực tế của tổ chức, cá nhân để làm thủ tục chấp thuận việc đăng ký mẫu hoá đơn tự in.

2/ Đăng ký in hoá đơn tự in các lần tiếp sau

Tổ chức, cá nhân  trước khi in hoá đơn tự in lần tiếp theo phải đăng ký in với cơ quan thuế nơi chấp thuận việc đăng ký mẫu hoá đơn của tổ chức, cá nhân. Thủ tục đăng ký in bao gồm:

– Công văn của tổ chức, cá nhân đăng ký in hoá đơn tự in. công văn phải nêu rõ: loại hoá đơn ; ký hiệu; từ số hoá đơn đến số hoá đơn.

– Hợp đồng in, thanh lý hợp đồng in lần trước( kế tiếp lần in này).

– Sổ theo dõi tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng hoá đơn tự in.

– Báo cáo sử dụng hoá đơn, số hoá đơn tồn đã in đợt trước.

3/ Đăng ký lưu hành mẫu hoá đơn tự in

Tổ chức, cá nhân  trước khi sử dụng hoá đơn tự in phải đăng ký lưu hành hoá đơn tự in với cơ quan thuế nơi sử dụng hoá đơn. Thủ tục đăng ký lưu hành hoá đơn bao gồm:

– Công văn của tổ chức, cá nhân đăng ký lưu hành hoá đơn tự in. công văn phải nêu rõ: loại hoá đơn lưu hành ; ký hiệu; từ số hoá đơn đến số hoá đơn. Mẫu từng loại hoá đơn lưu hành, thời gian bắt đầu lưu hành.

– Công văn cơ quan thuế chấp thuận cho đơn vị, cá nhân sử dụng mẫu hoá đơn tự in (bao gồm mẫu hoá đơn cơ quan thuế chấp thuận).

– Hợp đồng in, thanh lý hợp đồng in các loại hoá đơn đăng ký lưu hành.

– Sổ theo dõi tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng hoá đơn tự in.

Cơ quan thuế (nơi tổ chức, cá nhân lưu hành hoá đơn tự) căn cứ váo nhu cầu sử dụng và việc chấp hành quy định về quản lý, sử dụng hoá đơn của tổ chức, cá nhân mà quy định số lượng hoá đơn được đăng ký lưu hành sử dụng theo từng kỳ từ 1 đến 3 tháng.

4/ Thủ tục đăng ký lại mẫu hoá đơn tự in:

Tổ chức, cá nhân  phải làm thủ tục đăng ký mẫu hoá đơn lại nếu có sự thay đổi sau:

– Đăng ký thêm mẫu hoá đơn

– Huỷ bỏ mẫu hoá đơn đã đăng ký sử dụng.

– Bổ sung, thay đổi các chỉ tiêu mẫu hoá đơn đã đăng ký

– Thay đổi địa chỉ, tên cơ quan.

– Thay đổi nhà in.

Thủ tục đăng ký bao gồm:

– Công văn đăng ký sử dụng mẫu hoá đơn tự in.

– Mẫu hoá đơn  đăng ký thêm, mẫu hoá đơn cần huỷ bỏ hoặc thay đổi so với mẫu cũ.

– Sơ đồ địa điểm sản xuất kinh doanh mới (nếu thay đổi có)

– Đăng ký nhà in (nếu cần thay đổi nhà in)

– Công văn cơ quan thuế đã chấp thuận cho dùng hoá đơn tự in.

– Sổ đăng ký lưu hành mẫu hoá đơn tự in, mẫu số: ST- 25/HĐ.

Đối với các Tổng công ty, tập đoàn, liên hiệp có nhiều Công ty, xí nghiệp, đơn vị, chi nhánh đóng ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc TW thì đăng ký sử dụng hoá đơn tự in với Tổng cục Thuế. Đối với các tổ chức, cá nhân khác đăng ký sử dụng hoá đơn tự in tại các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc TW.

5/ Các tổ chức được phép nhận in hoá đơn

Căn cứ vào khoản III phần B Thông tư số: 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số: 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 của Chính phủ về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn, quy định:

5.1 Tổ chức nhận in hoá đơn phải có đủ các điều kiện sau:

– Giấy phép hành nghề in của cơ quan có thẩm quyền.

– Có đủ thiết bị, năng lực để in hoá đơn theo quy định của pháp luật.

– Được Tổng cục Thuế chấp thuận bằng văn bản.

Thủ tục để được chấp thuận in hoá đơn:

Được Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét năng lực thực tế của nhà in, hướng dẫn nhà in làm thủ tục đăng ký in hoá đơn với Tổng cục Thuế. Thủ tục đăng ký gồm:

– Công văn đề nghị, can kết việc tổ chức in hoá đơn.

– Thống kê thiết bị và năng lực in hiện có.

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế ( bản sao).

– Giấy phép đăng ký kinh doanh ngành in ( bản sao).

5.2- Trách nhiệm của tổ chức được phép nhận in hoá đơn

Tổ chức được phép nhận in hoá đơn khi in hoá đơn phải thực hiện đúng các yêu cầu sau:

– In đúng mẫu hoá đơn đã được Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) chấp thuận bằng văn bản và mẫu đó phải được người có thẩm quyền ký duyệt.

– Phải in theo đúng hợp đồng in đã ký với bên đặt in về: số lượng, ký hiệu, số thứ tự…

–  Khi in xong phải thực hiện thanh lý hợp đồng, thanh huỷ các bản kẽm, sản phẩm in thừa, in hỏng.

– Mở sổ theo dõi tình hình đặt in hoá đơn, định kỳ hàng quý lập và gửi báo cáo cho cơ quan thuế về số lượng hoá đơn đã in của từng tổ chức, cá nhân đặt in

5.3 Danh sách các công ty, xí nghiệp in được phép in hoá đơn (vé, thẻ ) tự in

Ban hành theo công văn số: 3670  TCT/AC ngày 15/10/2003 của Tổng cục Thuế

STT TÊN CÔNG TY IN ĐỊA CHỈ KINH DOANH GHI CHÚ
01 Công ty in Tài chính Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
02 Công ty mặt trời vàng tầng 14 , toà nhà FORTUNA TOWER 6 b-Láng Hạ – HNội
03 Công ty in Bưu điện 564 đường Nguyễn Văn Cừ, Gia Lâm, Hà Nội
04 Công ty phát hành biểu mẫu thống kê- Tổng cục Thống kê Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội.
05 Công ty Mỹ thuật TW-Bộ văn hoá thông tin. Số 1,Giang Văn Minh, Ngõ Núi Trúc, Đống Đa, Hà Nội.
06 Xí nghiệp in vé Hà Nội – Liên hiệp Đường sắt Việt Nam. 126 Lê Duẩn-Hà Nội.
07 Công ty in hàng không Sân bay Gia Lâm-Hà Nội
08 Xí nghiệp Bản đồ 1 – Công ty Trắc địa Bản đồ. Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội.
09 Công ty in Tổng hợp Hà Nội. 67 Phó Đức Chính, Ba Đình, Hà Nội.
10 Viện kỹ thuật công an- Bộ Công an. 82 đường Chiến Thắng, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội.
11 Công ty SX-dịch vụ- thương mại Đức Tiến. Số 1, Nguyên Khiết- 299 Long Biên, phường Phúc Tân, Hoàn kiếm, Hà Nội.
12 Công ty TNHH Du lịch – Thương mại – Quảng cáo Hà Việt 12 Châu long, Ba Đình, Hà Nội
13 Công ty in và Văn hoá phẩm – Tổng công ty in Việt Nam 83 Hào Nam, Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, T.P Hà Nội
14 Công ty Đầu tư Thương mại Dịch vụ Ngân hàng Số 10 Chùa Bộc, quận Đống Đa, Hà Nội chỉ in vé xổ số
15 Công ty In Nam Định. 57 Quang Trung, T.P Nam Định, tỉnh Nam Định
16 Công ty in Quảng Ninh đường Nguyễn Văn Cừ , phường Hồng Hà, TP Hạ Long.
17 XN 951, Ban cơ yếu Chính phủ Xuân Hoà, Mê Linh, Vĩnh Phúc
18 Xí nghiệp in và phát hành biểu mẫu Nghệ An. Số 5 đờng Trường Thi,  TP Vinh, tỉnh Nghệ An
19 Công ty in Nghệ An 216 Trần Phú, T.P Vinh
20 Công ty in Ba Đình 96 Lê Hoàn, T.P Thanh Hoá
21 Nhà In Báo Thanh Hoá Số 3, Nguyễn Du, phường Điện Biên, T.P Thanh Hoá
22 Công ty in Thống kế và SX bao bì Huế 18 Phạm Hồng Thái, T.P Huế
23 Công ty in Bình Định 114 Tăng Bạt Hổ, T.P Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
24 XN in tỉnh Gia Lai 112 Lê Lợi, TX Pleiku, tỉnh Gia Lai
25 Công ty TNHH giấy vi tính Liên Sơn 34 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phờng Đa Cao, quận 1 ,T.P HCM địa chỉ mới
26 Công ty in Tài chính Chi nhánh tại TP HCM 22 Tôn Thất Thuyết, phờơng 16, quận 4, T.P HCM
27 XN in Tài chính, Sở Tài chính VG T.P HCM 717 Trần Hưng Đạo, quận 5, T.P HCM
28 XN in Thống kê TP HCM 750, đường Hồng Bàng, quận 11, TP HCM
29 Nhà In Ngân hàng II 422 Trần Hưng Đạo, quận 5, T.P HCM
30 Công ty cổ phần Viễn Thông VTC 750 Điện Biên Phủ, quận 10, T.P HCM Chỉ in các loại vé, thẻ có mệnh giá
31 Công ty văn hoá Tổng hợp Bến Thành-TCTy Bến Thành 142 Pasteur, Phường Bến Nghé, quận 1, T.P HCM
32 Công ty TNHH Thương mại và SX Nguyễn Xương Thịnh 21A-21A1, Luỹ Bán Bích, P.Tân Thới Hoà, Q. Tân Phú, T.P HCM địa chỉ mới
33 Công ty XSKT và dịch vụ in Đà Nẵng 18Yên Bái, quận Hải Châu, T.P Đà Nẵng
34 XN in Hà Tĩnh Phường Nam Hà, TX Hà tĩnh
35 XN in Kon – Tum 195A Lê Hồng Phong, TX Kon-Tum
36 Công ty in- Phát hành sách và thiết bị trường học Qung Trị 51 Lê Lợi – Đông Hà, Quảng Trị
37 XN in Phan Rang 19 Nguyễn Trãi, TX Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
38 Công ty Cổ phần An Giang 53/5 Trần Hưng Đạo, xã Mỹ Thạnh, T.P Long Xuyên, tỉnh An Giang
39 XN in Quảng Bình Phường Bắc Lý, TX Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
40 XN in Hưng Yên 60 Phạm Ngũ Lão, phường Quang Trung, TX Hưng Yên
41 Nhà in Báo Hải Phòng Số 8 Đà Nẵng, T.P Hải Phòng
42 XN in Tổng hợp Cần Thơ 218, đường 30/4, T.P Cần Th
43 Công ty cổ phần in Hoàng Lê Kha – Tây Ninh 83 Hoàng Lê Kha, phờng 3, TX Tây Ninh
44 Công ty XSKT dịch vụ Bình Dương 01 Huỳnh Văn Nghệ, TX Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
45 XN in Trần Ngọc Hy- Cà Mau 98 Lý thường Kiệt, phường 7, tỉnh Cà Mau
46 XN in Phú Thọ Phường Gia Cẩm, T.P Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
47 XN in Đăk – Lăk 45 Nguyễn Tất Thành, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk – Lăk.
48 XN in Đồng Tháp 212 Lê Lợi, phường 3, TX Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp
49 XN in Nguyễn Văn Thảnh 48 Nguyễn Huệ, phường 2, TX Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
50 XN in Tổng hợp Phú Yên Đại lộ Hùng Vương, phường 7, TX Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên
51 XN in Bắc Giang 53 Nguyễn Khắc Nhu, phường Trần Nguyên Hãn, TX Bắc Giang
52 Công ty in Thái Nguyên Phường Quang Trung, TX Thái Nguyên, tỉnh Bắc Thái
53 XN in Tuyên Quang Km 2, đờng 17/8, TX Tuyên Quang
54 XN in Tiền Giang Số 10, đờng Học Lạc, phường 3, TP Mỹ Tho.
55 Công ty Văn hoá Tổng hợp Trà Vinh 72 A Trần Phú, phường 3, TX Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh
56 Công ty TNHH Hi Nam 9B Nguyễn Trung Trực, T.P Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà.
57 Công ty in và phát hành sách Lâm Đồng 18-20 khu Hoà Bình, T.P Đà Lạt
58 XN in Lào Cai Phường Kim Tân, thị xã Lào Cai, tỉnh Lào Cai

D- VI PHẠM VÀ XỬ LÝ CÁC VI PHẠM VỀ HOÁ ĐƠN CHỨNG TỪ

. Nguyên tắc chung

– Tổ chức sử dụng hoá đơn phải thường xuyên kiểm tra các cá nhân được giao lập hoá đơn khi bán hàng của đơn vị để theo dõi, chấn chỉnh, ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm quy định về sử dụng hoá đơn; những cá nhân có hành vi vi phạm về sử dụng hoá đơn thì phải chuyển công việc khác. Người đứng đầu tổ chức phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về số hoá đơn đã mua, đã đăng ký sử dụng, đã sử dụng, đã kê khai thuế, đã thanh, quyết toán.

– Theo quy định tại điểm 2 Mục VII Phần B Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 của BTC thì: Hóa đơn được bảo quản như tài sn đặc biệt (biểu mẫu, chứng từ thu, chi NSNN thuộc loại đặc biệt), không để mất mát, hư hỏng. Nghiêm cấm việc bán, trao đổi, cho mượn hóa đơn.  Tổ chức, cá nhân sử dụng hóa đơn phải xuất trình hóa đơn chưa sử dụng, đang sử dụng, đã sử dụng cho cơ quan thuế và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi kiểm tra. Hóa đơn chưa sử dụng hoặc đang sử dụng phải được bảo quản, lưu giữ theo quy định của pháp luật về Thuế và pháp luật về Kế toán – thống kê.

2. Xử lý vi phạm về in, phát hành, quản lý, sử dụng hóa đơn

2.1. Xử phạt đối với những hành vi vi phạm về in hóa đơn

Căn cứ Điều 12 chưng III, Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 của Chính phủ. Đối với các tổ chức, cá nhân đặt in và tổ chức nhận in hóa đơn:

a/ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm sau:

– Tổ chức, cá nhân đặt in  hoá đơn  nhưng chưa được cơ quan Thuế có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản về mẫu hóa đơn.

– Tổ chức nhận in hóa đơn nhưng chưa được cơ quan Thuế có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản về mẫu hóa đơn

b/ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm sau:

– Tổ chức, cá nhân đặt in hóa đơn trùng ký hiệu, trùng số.

– Tổ chức nhận in hóa đơn cho các tổ chức, cá nhân đặt in hóa đơn trùng ký hiệu, trùng số.

2.2. Xử phạt đối với những hành vi vi phạm về đăng ký và phát hành hóa đơn

Căn cứ Điều 13 chưng III, Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 của Chính phủ quy định

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân sử dụng hóa đơn tự in không đăng ký sử dụng hóa đơn đối với cơ quan thuế.

– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân sử dụng hóa đơn nhưng không thực hiện thông báo phát hành hóa đơn.

2.3. Xử phạt đối với những hành vi vi phạm về sử dụng hóa đơn

Căn cứ Điều 14 chương III, Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 của Chính phủ quy định

2.3.1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không ghi rõ các chỉ tiêu theo quy định như: chữ ký, hình thức thanh toán.

2.3.2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ (trừ các trường hợp bán hàng hóa dịch vụ không phải lập hóa đơn).

Đồng thời, theo quy định tại Thông tư số 94/2003/TTLT/BTC-BTM-BCA ngày 08/10/2003 thì khi bán hàng hóa không lập hóa đơn sẽ bị xử lý thu thuế GTGT, thuế TTĐB (nếu có) và thuế TNDN. Tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử phạt từ 1 đến 5 lần số thuế GTGT, thuế TTĐB và thuế TNDN.

Trường hợp cơ sở kinh doanh bán hàng nhập khẩu không xuất hóa đơn giao cho người mua hoặc gian lận trong ghi chép hóa đơn, chứng từ thì ngòai việc truy thu thuế GTGT và thuế TNDN còn bị xử lý phạt từ 1 đến 5 lần số thuế truy thu.

Đối với hàng hóa, vật tư mua vào không có hóa đơn:

Theo quy định tại Thông tư số 94/2003/TTLT/BTC-BTM-BCA ngày 08/10/2003 thì hàng hóa, vật tư mua, nhận không có đủ chứng từ hợp pháp bị xử lý phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Thuế và không được chấp nhận là căn cứ để tính chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Trường hợp mua hàng nhập khẩu về kinh doanh không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp đều coi là hàng nhập lậu thì sẽ bị xử lý vi phạm như sau:

a- Bị xử lý truy thu thuế nhập khẩu, thuế GTGT khâu nhập khẩu hoặc thuế TTĐB (nếu có) và bị xử phạt từ 1 đến 5 lần số thuế gian lận.

b- Trường hợp phát hiện cơ sở kinh doanh quay vòng hóa đơn, chứng từ; sử dụng chứng từ, hóa đơn giả mạo để hợp thức hóa hàng nhập lậu thì bị xử lý tịch thu số hàng hóa đó.

c- Đối với hàng hóa Nhà nước cấm nhập khẩu, cấm kinh doanh sẽ bị tịch thu toàn bộ số hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc cấm kinh doanh.

d- Trường hợp hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, nhưng đã bán thì xử lý truy thu thuế nhập khẩu và phạt từ 1 đến 5 lần thuế nhập khẩu hoặc tịch thu tòan bộ số tiền tương ứng với số hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp.

2.3.3. Căn cứ vào giá trị ghi trên liên 2 của hoá đơn, phạt tiền đối với các hành vi lập hoá đơn có chênh lệch giữa các liên của mỗi số hoá đơn như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mỗi số hoá đơn có giá trị chênh lệch dưới 1.000.000 đồng

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mỗi số hoá đơn có giá trị chênh lệch  từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.

c) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi số hoá đơn có giá trị chênh lệch 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng

d) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi số hoá đơn có giá trị chênh lệch 10.000.000 đồng trở lên

Mức phạt tiền đối đối với các hành vi lập hóa đơn chênh lệch giữa các liên, tối đa không vượt quá 100.000.000 đồng.

Căn cứ  CV số 4066/TCT/NV2 ngày 29/10/2002 của TCT thì trường hợp phát hiện nội dung kinh tế trên hóa đơn (Liên lưu giá trị, số lượng hàng hóa thấp hơn liên giao cho khách hàng), cơ quan thuế tiến hành kiểm tra xác định rõ đối tượng vi phạm,

Nếu xác định do đơn vị bán hàng vi phạm; đơn vị mua hàng không có biểu hiện thông đồng với đơn vị bán hàng để khai man trốn thuế thì yêu cầu bên bán lập lại hóa đơn mới thu hồi hóa đơn cũ để hủy bỏ đồng thời xử lý vi phạm đối với bên bán.

Hóa đơn mới lập lại (liên 2) giao cho người mua được chấp nhận để kê khai khấu trừ thuế GTGT và được tính vào chí phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Trường hợp không xác định được bên vi phạm thì không được khấu trừ và không được hạch toán vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

2.3.4. Căn cứ vào giá trị ghi trên liên 2 của hoá đơn, phạt tiền đối với các hành vi sử dụng hoá đơn khống như sau:

a- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hóa đơn có giá trị  dưới 2.000.000 đồng.

b- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hóa đơn có giá trị  từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

c- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hóa đơn có giá trị  từ 5.000.000 đồng trở lên.

Mức phạt tiền đối đối với các hành vi sử dụng hóa đơn khống tối đa không vượt quá 100.000.000 đồng.

2.3.5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng cho mỗi số hóa đơn đối với hành vi sử dụng hóa đơn đã hết hạn sử dụng. Mức phạt tiền đối đối với các hành vi sử dụng hóa đơn hết giá trị sử dụng, tối đa không vượt quá 100.000.000 đồng.

2.3.6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng cho mỗi số hóa đơn đối với hành vi vi phạm về tẩy xóa, sửa chữa nội dung các chỉ tiêu của hóa đơn đã sử dụng. Mức phạt tiền đối đối với các hành vi tẩy xóa, sửa chữa hóa đơn tối đa không vượt quá 100.000.000 đồng.

2.3.7. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng cho mỗi số hóa đơn đối với hành vi sử dụng hóa đơn giả. Mức phạt tiền đối đối với các hành vi sử dụng hóa đơn giả tối đa không vượt quá 100.000.000 đồng.

2.3.8 Xử lý hành vi sử dụng hóa đơn giả.

Khi nghi vấn là hóa đơn giả, cơ quan thuế dùng Giấy chứng nhận thu hồi hóa đơn (theo mẫu công văn số 635 TC/TCT/AC ngày 22/06/1992 của BTC) để thu hồi bản chính hóa đơn có nghi vấn hóa đơn giả làm căn cứ kiểm tra xác minh, xử lý vi phạm. Việc xử lý hóa đơn giả như sau:

– Trường hợp người mua hàng chứng minh được tên, địa chỉ, MST của tổ chức, cá nhân đã giao hóa đơn giả thì người mua hàng yêu cầu người bán hàng lập lại hóa đơn bán hàng theo đúng quy định. Đơn vị bán hàng có trách nhiệm lập lại hóa đơn đúng theo quy định, phải khai báo tên, địa chỉ bán hóa đơn giả, đồng thời bị xử phạt vi phạm hành chánh và tùy theo mức độ vi phạm có thể truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp người mua hàng không chứng minh được tên, địa chỉ, MST của tổ chức, cá nhân đã giao hóa đơn giả khi bán hàng thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chánh, đồng thời hóa đơn mua hàng đó không được khấu trừ thuế GTGT và không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN và tùy theo mức độ vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Hành vi phạm trên sẽ bị xử phạt theo khoản 7, Điều 14 Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 của Chính phủ thì bị Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng cho mỗi số hóa đơn đối với hành vi sử dụng hóa đơn giả.

Mức phạt tối đa là 100.000.000 đồng.

2.4. Xử phạt đối với những hành vi vi phạm về quản lý hóa đơn

Căn cứ Điều 15 chương III, Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 của Chính phủ quy định

a- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện báo cáo sử dụng, thanh toán, quyết toán sử dụng hóa đơn chậm, lưu trữ bảo quản hóa đơn không đúng quy định.

b- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân không báo cáo sử dụng, thanh toán, quyết toán sử dụng hóa đơn.

c- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi nhận, mua hóa đơn không đúng quy định cho mỗi số hóa đơn sử dụng. Mức phạt tối đa 50.000.000 đồng.

2.5. Xử phạt đối với những hành vi làm mất, cho, bán hóa đơn

Căn cứ Điều 16 chương III, Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 của Chính phủ quy định

2.5.1. Phạt tiền 500.000 đồng đối với hành vi làm mất liên 2 của mỗi số hóa đơn chưa sử dụng

2.5.2.- Phạt tiền 200.000 đồng đối với hành vi làm mất các liên khác và liên 2 của mỗi số hóa đơn đã sử dụng. Mức phạt tối đa không quá 50.000.000 đồng.

Ngoài ra, căn cứ CV số 2102/TCT-AC ngày 29/05/2002 của TCT về việc xử lý tổn thất ấn chỉ thuế, nếu làm mất các chứng từ khác: Giấy nộp tiền vào NSNN, Phiếu (Sổ) mua hóa đơn… thì mỗi liên bị mất phạt 200.000 đồng.

2.5.3 – Đối với hành vi cho, bán hoá đơn

a) Trường hợp cho, bán hóa đơn phát hiện đã sử dụng thì tổ chức, cá nhân cho, bán hóa đơn bị xử phạt như sau:

+ Nếu giá trị trên liên 2 của mỗi số hóa đơn dưới 2.000.000 đồng, bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

+ Nếu giá trị trên liên 2 của mỗi số hóa đơn từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng, bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

+ Nếu giá trị trên liên 2 của mỗi số hóa đơn từ 5.000.000 đồng trở lên, bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

+ Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi cho, bán hóa đơn  tối đa không vượt quá 100.000.000 đồng.

b) Trường hợp cho, bán hóa đơn phát hiện chưa sử dụng thì tổ chức, cá nhân cho, bán hóa đơn mỗi liên 2 của mỗi số hóa đơn chưa sử dụng bị phạt tiền 500.000 đồng. Mức phạt tiền tối đa không vượt quá 50.000.000 đồng

Khi phát hiện DN có hành vi mua, bán hóa đơn thì xử lý như sau:

Cơ quan thuế thực hiện xử phạt vi phạm hành chánh và ra quyết định đình chỉ sử dụng hóa đơn đối với đơn vị bán hóa đơn, thu hồi toàn bộ số hóa đơn vi phạm, kể cả số hóa đơn còn lại của đơn vị vi phạm bán hóa đơn. Ngoài ra DN phải nộp đủ số thuế do khai man, trốn thuế còn bị xử phạt từ 1 đến 5 lần trên số tiền thuế trốn, đồng thời không được chấp nhận kê khai để khấu trừ thuế GTGT, không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với các hoá đơn không hợp pháp.

2.6. Các biện pháp khắc phục

Các hành vi vi phạm về in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn mà dẫn đền trốn thuế thì Căn cứ Điều 17 chương III, Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 của Chính phủ quy định bị xử lý như sau:

– Bị truy thu đủ số thuế trốn.

– Bị xử phạt về thuế theo quy định tại các Luật thuế. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng mà theo quy định của Pháp luật phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn thì các hóa đơn vi phạm không được dùng để kê khai tính khấu trừ thuế GTGT, hoàn thuế GTGT, không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế. Trường hợp đã thanh toán thì phải hoàn trả toàn bộ số tiền đã thanh toán, đã khấu trừ, đã hoàn thuế, đã tính chi phí khi tính thuế; đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp thì không được quyết toán chi ngân sách; đối với các chủ đầu tư thì không được tính vào chi phí đầu tư xây dựng cơ bản khi quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành.

– Hành vi trên nếu vi phạm nghiêm trọng thì tùy theo mức độ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

2.7. Cơ quan thuế tạm dừng việc bán hóa đơn

Căn cứ điểm 3.2a phần C Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 của Bộ Tài chính thì những trường hợp sau đây cơ quan Thuế các cấp có quyền tạm dừng việc bán hóa đơn:

– Không đủ thủ tục, điều kiện theo quy định để bán hóa đơn.

– Không kê khai thuế hoặc có kê khai thuế nhưng không có doanh thu sau 01 tháng mua hóa đơn.

– Không thực hiên báo cáo sử dụng hóa đơn theo quy định.

2.8. Cơ quan thuế đình chỉ việc sử dụng hóa đơn đối với tổ chức, cá nhân

Theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều 18 Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 của Chính Phủ thì tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về việc sử dụng, quản lý hóa đơn cố tình không chấp hành Quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế chấp hành. Cơ quan thuế các cấp có quyền đình chỉ sử dụng hóa đơn đối với các trường hợp sau:

a- Đình chỉ ngay đối với các hành vi bán hóa đơn khống (hóa đơn trắng) và lập hóa đơn nhưng không có hàng hóa, dịch vụ.

b- Không thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn và thuế được quy định tại Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 của Chính Phủ.

c- Có hành vi vi phạm dưới đây đã bị cơ quan Thuế xử lý nhưng vẫn tiếp tục vi phạm như:

+ Tẩy xóa, ghi hóa đơn có giá trị hàng hóa, dịch vụ cao hơn giá trị thực tế của hàng hóa, dịch vụ.

+ Ghi hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ trên hóa đơn giao cho người mua (liên 2) khác với hóa đơn lưu tại cơ sở kinh doanh (liên 1).

+ Cơ sở kinh doanh mất hóa đơn nhưng không khai báo theo quy định hiện hành với cơ quan Thuế.

d- Thời gian tạm đình chỉ sử dụng hóa đơn tối đa không quá 3 tháng kể từ ngày hành vi vi phạm bị phát hiện hoặc từ ngày tổ chức, cá nhân không thực hiện quyết định xử phạt. Nếu các vi phạm được khắc phục sớm hn 3 tháng thì việc tạm đình chỉ sử dụng hóa đơn sẽ hết hiệu lực (ngay sau ngày các vi phạm đã được khắc phục xong) và tổ chức, cá nhân đó sẽ tiếp tục được cơ quan Thuế xem xét để bán hóa đơn. Trong những trường hợp quá thời hạn 3 tháng mà các vi phạm chưa được khắc phục thì cơ quan Thuế có thể kiến nghị với cơ quan cấp giấy phép kinh doanh đình chỉ rút giấy phép đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân vi phạm Chế độ phát hành, quản lý, sử dụng hóa đơn.

Việc tạm đình chỉ sử dụng hóa đơn do Cục trưởng Cục Thuế Tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, Chi cục trưởng Chi cục Thuế các Quận, Huyện ra quyết định.

2.9. Xử lý hóa đơn mua hàng hóa của các doanh nghiệp bỏ trốn

Căn cứ công văn số 1509/TCT/AC ngày 29/10/2002 và công văn số 2810 TCT/CS ngày 01/08/2003 của Tổng cục Thuế thì trường hợp DN mua hàng hóa của các DN bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh, không kê khai nộp thuế thì các hóa đơn mua hàng hóa đó được xử lý như sau:

– Nếu hóa đơn phát sinh trước ngày DN bán hàng được xác định bỏ trốn theo thông báo của cơ quan thuế thì cơ quan thuế kiểm tra xác định:

+ Trường hợp hóa đơn nêu trên là đúng thực tế có mua hàng, hàng hóa mua vào có nhập kho, được hạch toán kế toán trên sổ sách đầy đủ, đúng quy định thì đơn vị mua hàng được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

+ Trường hợp hóa đơn không có hàng mua vào thì xử lý theo hành vi trốn thuế, không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

– Nếu hóa đơn phát sinh từ ngày doanh nghiệp được xác định là bỏ trốn thì không được kê khai khấu trừ hoặc hoàn thuế GTGT đầu vào, không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN

2.10. Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng

Những tình tiết được xem là giảm nhẹ, tăng nặng khi xử phạt vi phạm hành chính trong việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn được quy định tại điều 19 Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 của Chính phủ.

2.10.1. Những tình tiết được giảm nhẹ

– Trường hợp mất hóa đơn do khách quan như: bão lụt, hỏa hoạn bất ngờ, bị kẻ gian uy hiếp…, mức độ thiệt hại nhẹ thì tùy theo trường hợp cụ thể có thể được xét giảm hoặc miễn xử lý vi phạm hành chính.

2.10.2. Những tình tiết tăng nặng

– Tổ chức, cá nhân đã bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm về in, phát hành, quản lý, sử dụng hóa đơn mà còn tái phạm.

– Tổ chức, cá nhân vi phạm trong thời gian đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính về in, phát hành, quản lý, sử dụng hóa đơn.

2.10.3. Nguyên tắc xử lý vi phạm, thủ tục xử phạt, các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng đối với hành vi vi phạm về in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn được thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

2.11. Thẩm quyền và phân định thẩm quyền xử phạt

Căn cứ Điều 20 Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 của Chính phủ thì thẩm quyền xử phạt được quy định như sau:

Cơ quan thuế, cơ quan thanh tra chuyên ngành Tài chính có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm về in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn; thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm về in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn được thực hiện theo quy định tại Điều 36, Điều 38 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

– Chi cục trưởng Chi cục Thuế được quyền phạt tiền đến 10.000.000 đồng về in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn.

– Cục trưởng Cục Thuế được quyền phạt tiền đến 100.000.000 đồng về in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn.

Căn cứ Điều 21 Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 của Chính Phủ thì việc phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn được quy định như sau:

1- Nguyên tắc xác định thẩm quyền vi phạm hành chính các hành vi vi phạm về in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn được áp dụng theo Điều 42 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

2- Trong quá trình kiểm tra, thanh tra, cơ quan thanh tra phát hiện các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn dẫn đến khai man, trốn thuế thì phải chuyển hồ sơ cho cơ quan thuế cùng cấp để xử lý theo các mức xử phạt đối với hành vi khai man, trốn thuế.

3- Các hành vi vi phạm về in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn dẫn đến trốn thuế, nếu đến mức theo quy định phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan kiểm tra, thanh tra phải lập hồ sơ chuyển cho cơ quan pháp luật để truy cứu trách nhiệm hình sự.

4- Cơ quan pháp luật phải thông báo kết quả xử lý các hành vi vi phạm về in phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn cho cơ quan đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự.

E- HOÁ ĐƠN KHÔNG CÓ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG

1/ Khái niệm Hoá đơn không còn giá trị sử dụng

– Hoá đơn không còn giá trị sử dụng là những hoá đơn đã được cơ quan thuế , tổ chức, cá nhân sử dụng hoá đơn thông báo bằng văn bản quy định: từ ngày, tháng, năm ; loại hoá đơn, ký hiệu, số lượng, từ số đến số không còn giá trị sử dụng.

– Những hoá đơn được thông báo nêu trên không được phép lưu hành trên thị trường, không được dùng để: khấu trừ thuế GTGT, hoàn thuế GTGT, tính chi phí hợp lý, thanh toán tiền.

–  Những hoá đơn đã thông báo không còn giá trị sử dụng mà tổ chức, cá nhân vẫn sử dụng là hành vi vi phạm về phát hành,quản lý và sử dụng hoá đơn theo quy định tại chương III, nghi định số 89/2002/NĐ-CP ngày 7/11/2002 của chính phủ về in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn.

2/ Các loại Hoá đơn không còn giá trị sử dụng

Hoá đơn không còn giá trị sử dụng bao gồm:

– Hoá đơn đã được cơ quan thuế thông báo mất.

– Hoá đơn đã được cơ quan thuế thông báo không còn giá trị sử dung:

+ Theo công văn của Tổng cục Thuế.

+ Theo công văn của Cục thuế các tỉnh thành phố.

– Hoá đơn của các tổ chức, cá nhân thông báo: Phá sản, giải thể, sát nhập.

– Hoá đơn tự in của các tổ chức, cá nhân thông báo không còn giá trị sử dụng.

CÔNG TY LUẬT HƯNG NGUYÊN

Địa chỉ: Lô 6, B 20 Khu đô thị Định Công, phường Định Công, quận Hoàng Mai,

thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 04. 8585 7869      Mobile: 098 775 6263/ 0947 347 268

Email: congtyluathungnguyen@gmail.com

hungnguyenlawfirm@gmail.com