Vi phạm về quản lý đất đai bị xử lý như thế nào?

327

Bất động sản hiện nay là một trong những thị trường màu mỡ do tính lợi nhuận cao, tuy nhiên đi cùng với sự phát triển của ngành bất động sản lại đi kèm một số biểu hiện tiêu cực trong quản lý đất đai như cho phép chuyển quyền sử dụng đất trái pháp luật, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật,… Điều này gây mất cân bằng về tỷ lệ các loại đất trong địa bàn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quản lý đất đai của nhà nước. Vậy tội vi phạm quy định về sử dụng đất đai bị xử phạt ra sao? Để giải đáp thắc mắc này mời bạn hãy cùng Luật Hưng Nguyên tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Nghị định 91/2019/NĐ-CP

Thế nào là vi phạm quản lý đất đai?

Như đã biết, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện làm chủ sỏ hữu và thống nhất quản lý. Do đó, chủ thể thực hiện hành vi phạm quản lý đất đai là những người có chức vụ, quyền hạn liên quan đến việc quản lý đất đai.

Theo đó, căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý đất đai, có thể thấy các hành vi vi phạm quản lý đất đai gồm:

Giao đất trái thẩm quyền quy định;

Thu hồi đất đai trái luật: Thu hồi đất đã giao cho người dân thuê, nhưng khi chưa hết thời hạn thuê đã thu hồi mà không tuân thủ quy định của Luật Đất đai;…

Cho thuê đất trái pháp luật: Cho thuê đất không đúng đối tượng, mục đích…

Cho phép chuyển quyền sử dụng đất trái pháp luật: Cho phép chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở trái pháp luật…

Tội vi phạm quy định về sử dụng đất đai là gì?

Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai là hành vi lấn chiếm đất hoặc chuyển quyền sử dụng đất, sử dụng đất trái với các quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng đất đai. Những dấu hiệu pháp lý của tội phạm: Khách thể của tội phạm: là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là các quy định của nhà nước trong lĩnh vực về sử dụng đất đai. Đối tượng tác động của tội phạm này là đất đai.

Theo điều 228, Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai như sau:

Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Như vậy, đối với tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai thì mức phạt tù cao nhất lên đến 07 năm.

Tội vi phạm quy định về sử dụng đất đai bị xử phạt ra sao?

Tội vi phạm quy định về sử dụng đất đai nếu bị phát hiện tùy vào mức độ phạm tội mà sẽ có các mức phạt khác nhau. Đối với tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai, hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Nếu hậu quả chưa nghiêm trọng, thì người có hành vi vi phạm các quy định của nhà nước về sử dụng đất đai phải là người đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa xóa án tích mà còn vi phạm thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

Hậu quả nghiêm trọng do hành vi vi phạm các quy định của nhà nước về sử dụng đất đai gây ra là những thiệt hại nghiêm trọng cho tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản cho con người, cho cơ quan, tổ chức và những thiệt hại nghiêm trọng khác cho xã hội.

Căn cứ theo Điều 229 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:

Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định của pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

Đất trồng lúa có diện tích từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 30.000 mét vuông (m2); đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2); đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 40.000 mét vuông (m2);

Đất có giá trị quyền sử dụng đất được quy thành tiền từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng đối với đất nông nghiệp hoặc từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng đối với đất phi nông nghiệp;

Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

Có tổ chức;

Đất trồng lúa có diện tích từ 30.000 mét vuông (m2) đến dưới 70.000 mét vuông (m2); đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích từ 50.000 mét vuông (m2) đến dưới 100.000 mét vuông (m2); đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích từ 40.000 mét vuông (m2) đến dưới 80.000 mét vuông (m2);

Đất có giá trị quyền sử dụng đất được quy thành tiền từ 2.000.000.000 đồng đến dưới 7.000.000.000 đồng đối với đất nông nghiệp hoặc từ 5.000.000.000 đồng đến dưới 15.000.000.000 đồng đối với đất phi nông nghiệp;

Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

Đất trồng lúa có diện tích 70.000 mét vuông (m2) trở lên; đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích 100.000 mét vuông (m2) trở lên; đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích 80.000 mét vuông (m2) trở lên;

Đất có giá trị quyền sử dụng đất được quy thành tiền 7.000.000.000 đồng trở lên đối với đất nông nghiệp hoặc 15.000.000.000 đồng trở lên đối với đất phi nông nghiệp.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Căn cứ theo Điều 230 Bộ luật Hình sự 2015, quy định:

Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

Vi phạm quy định của pháp luật về bồi thường về đất, hỗ trợ và tái định cư;

Vi phạm quy định của pháp luật về bồi thường về tài sản, về sản xuất kinh doanh.

Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:

Vì vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác;

Có tổ chức;

Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực đất đai ra sao?

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;

c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

Trường hợp người có thẩm quyền quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này phát hiện hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt, thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật xử phạt vi phạm hành chính và khoản 2 Điều 6 của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính được sửa đổi bổ sung tại khoản 7 Điều 1 của Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ.”

Theo đó, thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định trên.

Như vậy, ở Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có Chủ tịch và Phó chủ tịch và thẩm quyền của họ theo quy định trên.

Thông tin liên hệ

Luật Hưng Nguyên đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Tội vi phạm quy định về sử dụng đất đai bị xử phạt ra sao?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về bản án tranh chấp đất đai. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 098 775 6263 hoặc địa chỉ 14n2 ngõ 90, đường Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân, tp Hà để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp phải tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ về đất đai ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau:

“Điều 41. Trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp phải tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ về đất đai

Khi xử lý vi phạm hành chính mà hành vi vi phạm hành chính đó thuộc trường hợp quy định tại Điều 37 của Nghị định này thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã cấp giấy phép, đăng ký hoạt động hành nghề để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.”

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai của Ủy ban nhân dân cấp xã ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau:

“Điều 4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 02 năm.

Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;

b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện quy định tại khoản 4 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;

c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và điểm a, b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

…”

Công chức địa chính cấp xã có quyền lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính về đất đai không?

Theo quy định tại Điều 38 và Điều 39 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc về Chủ tịch UBND các cấp và Thanh tra chuyên ngành đất đai.

Đồng thời, Điều 40 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về biên bản và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính như sau:

Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai được lập theo quy định tại Điều 58 của Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 97/2017/NĐ-CP.

Người có thẩm quyền lập biên bản gồm:

a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định tại các Điều 38 và 39 của Nghị định này;

b) Công chức, viên chức được giao nhiệm vụ thực hiện thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai và hoạt động dịch vụ về đất đai.

Như vậy, theo quy định trên công chức địa chính cấp xã chỉ có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính mà không có thẩm quyền xử phạt. Tuy nhiên, để có thẩm quyền lập biên bản xử lý vi phạm hành chính, công chức địa chính cấp xã phải đang thực thi nhiệm vụ do cơ quan có thẩm quyền giao.