Ai có quyền ra văn bản “kết luận sai”

376
Công ty Luật

Văn bản nào có giá trị để người dân làm cơ sở yêu cầu cơ quan làm oan, làm sai bồi thường thiệt hại? Nhiều chuyên gia đề xuất phải sớm có hướng dẫn nhằm tránh tình trạng không rõ ràng như hiện nay…

 Theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, một trong các căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường là có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật. Cho đến nay vẫn chưa có hướng dẫn về việc văn bản “kết luận sai” này là dạng văn bản nào, cơ quan có thẩm quyền kết luận sai là cơ quan nào. Vì vậy, thực tiễn đã phát sinh nhiều cách hiểu khác nhau.Quyết định giải quyết khiếu nạiĐây là cách hiểu phổ biến nhất. Theo Điều 15 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, cá nhân, tổ chức khi cho rằng mình bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra thì có quyền yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét, kết luận hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ hoặc không trái pháp luật của người thi hành công vụ…Trên thực tế, quyết định giải quyết khiếu nại có xác định hành vi trái pháp luật của cán bộ đều được các cơ quan giải quyết bồi thường (tòa án, cơ quan chủ quản của cán bộ làm sai) công nhận để xác định trách nhiệm bồi thường. Chẳng hạn vụ ông Trương Văn Lập đòi Chi cục Thi hành án dân sự quận 11 (TP.HCM) bồi thường 26 lượng vàng 24K. Nguyên trước đó, khi tổ chức thi hành một vụ việc mà ông Lập là người được thi hành án, một chấp hành viên Chi cục Thi hành án quận 11 đã có thiếu sót, tạo điều kiện cho người phải thi hành án bán nhà tẩu tán tài sản. Sau khi ông Lập gửi đơn khiếu nại, đầu năm 2012, cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP.HCM đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần hai, khẳng định chấp hành viên làm sai. Từ căn cứ này, ông Lập đã làm đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại, được Chi cục Thi hành án quận 11 thụ lý, thương lượng để giải quyết.

Bản án có liên quanNgoài quyết định giải quyết khiếu nại, các bản án, quyết định của tòa có nội dung xác định hành vi trái pháp luật của cán bộ cũng có khi được cơ quan chức năng chấp nhận, xem là văn bản “kết luận sai” để xác định trách nhiệm bồi thường.Gần đây, TAND huyện Trảng Bom (Đồng Nai) đã buộc Chi cục Thi hành án dân sự huyện này phải bồi thường cho ông Vũ Đức Liêm gần 2,3 tỉ đồng. Ngoài ra, tòa còn buộc Chi cục Thi hành án huyện phải trả 182 triệu đồng tiền thuê nhà của ông Liêm từ năm 1997 đến nay.16 năm trước, nguyên Đội trưởng Đội Thi hành án dân sự huyện Thống Nhất (cũ) Đỗ Ngọc Chất đã ra 10 quyết định buộc vợ ông Liêm phải trả nợ cho một số người. Trong quá trình tổ chức thi hành án, Chất và chấp hành viên Phùng Thế San đã để xảy ra nhiều sai phạm. Sau đó, Chất và Sang bị khởi tố về các sai phạm trong quá trình công tác, trong đó có cả vụ cưỡng chế nhà ông Liêm. Tháng 1-2010, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã phạt Chất và San từ 12 tháng tù treo đến 30 tháng tù treo về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.Theo TAND huyện Trảng Bom, bản án hình sự của Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM chính là văn bản của cơ quan có thẩm quyền kết luận về hành vi trái pháp luật của Chất và San.Văn bản họp trả lời đương sự?Một vụ khác đang gây tranh cãi vì chuyện này là vụ ông Nguyễn Văn Thêm kiện đòi Công an huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) bồi thường oan hơn 3,8 tỉ đồng.Theo hồ sơ, tháng 8-1990, TAND huyện Hồng Ngự phạt ông Thêm một năm tù về tội vi phạm các quy định về quản lý đất và bảo vệ đất đai, buộc ông phải giao trả 5.000 m2 đất nông nghiệp cho UBND huyện. Một tháng sau, TAND tỉnh Đồng Tháp hủy án sơ thẩm, giao hồ sơ cho cấp sơ thẩm điều tra, xét xử lại. Nhận hồ sơ, mãi đến đầu năm 2010, sau khi Ủy ban Tư pháp của Quốc hội yêu cầu xem xét lại vụ án, cơ quan điều tra Công an huyện mới ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can đối với ông Thêm vì “hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm”.Ông Thêm đòi bồi thường oan. VKSND huyện bảo mình không có lỗi, Công an huyện thì nói TAND huyện phải bồi thường vì đã xử án sai dẫn đến việc án bị hủy. Sự việc bị khiếu nại gay gắt, cuối cùng VKSND Tối cao có văn bản khẳng định Công an huyện Hồng Ngự phải bồi thường cho ông Thêm.Từ cơ sở này, ông Thêm khởi kiện Công an huyện Hồng Ngự. TAND huyện này thụ lý, thậm chí đã mời hai bên đến hòa giải. Tuy nhiên, sau đó tòa bất ngờ đình chỉ giải quyết án vì cho rằng trong hồ sơ khởi kiện của ông Thêm chưa có văn bản nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật nên chưa đủ điều kiện khởi kiện.Quyết định của tòa gây nhiều tranh cãi bởi theo nhiều chuyên gia, văn bản trả lời ông Thêm của VKSND Tối cao (xác định trách nhiệm bồi thường oan thuộc về phía Công an huyện Đồng Tháp) cần phải được xem là văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ.

Mở rộng đối tượng có thẩm quyền?Luật quy định “người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải xem xét, kết luận bằng văn bản về hành vi trái pháp luật hoặc không trái pháp luật của người thi hành công vụ” nhưng thực tế, ít khi có cơ quan nào thừa nhận sai, thậm chí không ra văn bản kết luận. Do vậy, việc mở rộng đối tượng có thẩm quyền “kết luận sai” là một cách tháo gỡ khó khăn cho người dân. Tuy nhiên, cũng cần phải xác định thật cụ thể những cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền.Thẩm phán NGUYỄN THANH VÂN,
TAND quận Bình Thạnh, TP.HCMKhông ban hành kết luận, phải chế tàiKhông ít trường hợp người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lại không chịu ban hành văn bản kết luận hoặc cố ý kết luận không đúng sự thật về hành vi của cán bộ thi hành công vụ. Vì vậy, cần có quy định chế tài người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong các trường hợp này.Luật sư CAO QUANG THUẦN,  Đoàn Luật sư TP.HCM

Công ty Luật Hưng Nguyên (sưu tầm)