Luật sư công?

68

Luật sư tại tp hcm –  Chúng ta, những người làm nghề luật sư rất có quyền tự hào về 60 năm nghề luật sư (10-10-1925 / 10-10-2005) của chúng ta. Càng tự hào Sắc lệnh luật sư ngày 10-10-1945 do chính Bác Hồ kính yêu của chúng ta ký ban hành. Sắc lệnh luật sư ra đời sau khi ngay từ khi nước nhà mới được thành lập, đủ cho thấy Đảng và Bác Hồ rất quan tâm đến hoạt động nghề luật sư.

Trong giai đoạn hiện nay, đất nước của chúng ta đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trên con đường đổi mới mà Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo. Theo đó, từng bước Luật hóa hoạt động của luật sư cũng đang được đặt ra để đáp ứng với yêu cầu đổi mới của đất nước. Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, Quốc hội cũng đã cho ý kiến về dự án Luật về luật sư. Theo đó, chế định luật sư công đã và đang được giới chuyên môn cũng như những nhà làm công tác quản lý, nói đến nhiều về vấn đề này.

Để có thể thông qua được chế định luật sư công, có không ít ý kiến cho rằng khái niệm luật sư công là những luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý công, chứ  không phải là công chức hay viên chức.

Chúng tôi thấy, quan điểm này là hoàn toàn trái với nguyên tắc độc lập trong hành nghề của luật sư.

Theo dự án luật về luật sư thì luật sư công làm việc tại các cơ quan nhà nước theo biên chế hoặc theo hợp đồng lao động. Cho dù biên chế hay hợp động lao động thì luật sư công đó cũng bị điều chỉnh bởi nguyên tắc hết sức quan trọng của Luật hành chính đó là : “quan hệ giữa phục tùng và chỉ huy”. Theo đó, người luật sư công sẽ phải tuân thủ việc thỉnh thị, báo cáo về nội dung công việc của mình với thủ trưởng cơ quan, của đơn vị mà mình đang công tác. Chúng ta thử tưởng tượng xem, một luật sư công mà phải báo cáo công việc của mình với người khác, thì hoạt động của họ liệu có khách quan và còn có đảm bảo tính độc lập hay không?

Ngoài ra đối với các vị luật sư công là những người làm theo chế độ hợp đồng lao động thì họ còn phải tuân thủ những quy định do Bộ Luật lao động điều chỉnh, cụ thể quan hệ giữa “người sử dụng lao động và lao động”. Khi ấy, vì giữ được công ăn việc làm, vì đồng lương nuôi sống bản thân, nuôi gia đình và luật sư công liệu có còn giữ được sự khách quan? Từ đó, đủ cho thấy việc ra đời luật sư công theo quan niệm trên là không khả thi.

Về thu nhập của luật sư công

Việc tìm câu trả lời về nguồn thu nhập của luật sư công, hết sức có ý nghĩa trong việc nên có, hay không nên có chế định về luật sư công. Câu trả lời là luật sư công được hưởng lương hàng tháng, từ nguồn ngân sách. Mà ngân sách được tích tụ chủ yếu từ việc thu thuế của các công dân, các doanh nghiệp. Như vậy, các vị luật sư công “lĩnh lương” hàng tháng là tiền của các doanh nghiệp,của công dân đóng thuế cho Nhà nước.

Vấn đề đặt ra ở đây là  khi một quan chức, công chức có hành vi hành chính (hành động hoặc bất hành động) đã gây phương hại cho quyền,, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của công dân. Thì những doanh nghiệp và các dân đó, họ có quyền khởi kiện vụ án hành chính ra trước Tòa án nhân dân với tư cách là người khởi kiện và người bị kiện chính là quan chức công chức đã có hành vi chính gây ra thiệt hại cho họ.

Nay, bỗng nhiên xuất hiện vị luật sư công của cơ quan, tổ chức có quan chức đã có hành vi hành chính gây thiệt hại cho doanh nghiệp hoặc công dân kia. Việc vị luật sư công này, tham gia tố tụng để bênh vực cho “thủ trưởng đơn vị” mình là hoàn toàn trái với nguyên tắc đạo đức nghề của luật sư. Bởi vì, trong trường hợp này luật sư công tham gia tố tụng để bảo vệ cho người bị kiện, trong khi hàng tháng họ nhận tiền lương chính từ tiền đóng thuế của người khởi kiện. Việc nhận tiền của một người để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người khác đã gây thiệt hại cho họ là điều hoàn toàn trái đạo đức nghề nghiệp luật sư.

Trước đây, khái niệm luật sư công cũng đã được đặt ra trong dự thảo Pháp lệnh trợ giúp pháp lý của Nhà nước. Việc trợ giúp pháp lý cho người nghèo và những đối tượng chính sách có công với Nhà nước là một chính sách đúng đắn. Nhưng gắn việc trợ giúp pháp lý và luật sư công thì còn phải bàn. Có ý kiến lý giải về sự cần thiết phải có luật sư công vì theo họ đưa ra con số thống kê có tới hơn 70% phiên tòa “trắng luật sư” kia, thì cần phải có đội ngũ luật sư công ra đời.

Quan điểm trên, theo chúng tôi là ngụy biện là trái với nguyên tắc, và quy định của pháp luật. Những người đưa ra lập luận như trên đã cố tình quên đi một nguyên tắc rất cơ bản được quy định trong Hiến pháp cũng như Bộ luật tố tụng Hình sự và Tố tụng dân sự, đó việc mời hay không mời luật sư là quyền chứ không phải là nghĩa vụ của bị can, bị cáo, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan…mà không ai có quyền yêu cầu họ phải mời luật sư cả.

Như vậy, vấn đề còn lại là gì? Phải chăng là tiền thù lao luật sư hoạt động theo Pháp lệnh luật sư 2001 thu phí cao như một số ý kiến đã phát biểu, để từ đó cần thiết phải có luật sư công. Thực tế khách quan cho thấy, ý kiến cho rằng việc các luật sư thu phí thù lao cao, nên đương sự không thể mời luật sư, việc ra đời luật sư công nhằm khắc phục tình trạng trên cũng không có cơ sở thuyết phục. Chúng ta biết, ngay từ khi Pháp lệnh luật sư năm 1987 ra đời, khi chưa có các Trung tâm trợ giúp pháp lý như hiện nay, thì các Đoàn luật sư họ vẫn làm tốt công tác trợ giúp và bào chữa miễn phí cho các đối tượng có công với cách mạng, các thành phần chính sách hoặc theo yêu cầu của cơ quan tố tụng mà không yếu tố thù lao đã không hề đặt ra. Các luật sư trước đây cũng như hiện nay, xem công tác trợ giúp như là một nhiệm vụ của mình, mà không hề đòi hỏi quyền lợi.

Đơn cử ngay tại đoàn luật sư thành phố Hà Nội, tiếng mảng án Hình sự hàng năm đoàn luật sư cũng đã cử nhiều trăm lượt luật sư tham gia bào chữa cho các đối tượng theo yêu cầu của các cơ quan tố tụng của thành phố và của Trung ương. Mức thù lao của các luật sư tham gia các vụ án này là rất thấp 35.000 đồng/ một buổi, nhưng không vì thế mà các luật sư không làm tốt nhiệm vụ của mình.

Một số nhà làm công tác quản lý thì cho rằng, đội ngũ luật sư của chúng ta hiện nay còn quá ít không đủ đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi của xã hội.

Quan điểm trên, theo chúng tôi là không thật thuyết phục, vì cho đến thời điểm hiện nay, chưa có một con số thống kê nào để có thể chứng minh hiện có bao nhiêu luật sư có thể sống được bằng nghề và còn có bao nhiêu luật sư cả năm, không tham gia được việc gì. Để rồi từ đó, có những chiến lược về đào tạo và phát triển luật sư một cách hợp lý đáp ứng với đòi hỏi của xã hội.

Nếu đem so sánh giữa các Tổ chức Đoàn luật sư và các trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước, thì có gì đó không ổn. Bởi vì, một bên là tổ chức trợ giúp của Nhà nước và một bên là tổ chức xã hội nghề nghiệp.Nhưng nếu chỉ đơn thuần so sánh về “hiệu quả đầu tư” thì không thể không so sánh được. Cụ thể, tổ chức Đoàn luật sư là tổ chức xã hội nghề nghiệp, không được cấp trụ sở, không có lương, không có phương tiện…Với một bên là Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước có định mức biên chế, có hệ thống từ tỉnh đến Trung ương và kèm theo đó là trụ sở làm việc của cả một hệ thống. Điều quan trọng hơn là hàng năm hệ thống trợ giúp pháp lý này được “giót” bao nhiêu tiền của ngân sách nhà nước cấp. Vẫn biết việc so sánh giữa một bên là cơ quan nhà nước với một bên là tổ chức xã hội nghề nghiệp, có cái gì đó khập khiễng. Nhưng cũng chính từ cái khập khiễng đó, theo chúng tôi cũng rút ra được nhiều điều về tính hiệu quả khi sử dụng tiền của Nhà nước.

Từ những quan điểm trên, chúng tôi thấy việc chế định luật sư công là không nên đặt ra trong trường dự án Luật về luật sư. Mà hãy để các cơ quan có nhu cầu họ sẽ ký hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý với các tổ chức hành nghề luật sư chuyên nghiệp là các văn phòng luật sư; Công ty Luật hợp danh của các đoàn luật sư.

H.H.Đ

luật sư sài gòn, luật sư tại sài gòn, luật sư tại tp hcm, luật sư tại thành phố hồ chí minh, luật sư giỏi tại tp hcm, luật sư giỏi tại sài gòn