Cần làm gì khi bị người khác mạo danh đi lừa đảo tài sản?

31

Cần làm gì khi bị người khác mạo danh đi lừa đảo tài sản? cùng tìm hiểu cụ thể qua nội dung bài viết dưới đây:

1. Mạo danh người khác lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?

– Hiện nay, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 không quy định thế nào là “mạo danh người khác”. Tuy nhiên, có thể hiểu mạo danh người khác là việc sử dụng thông tin, danh nghĩa của cá nhân hoặc tổ chức khác để làm những việc có lợi cho mình hoặc để thực hiện các hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản người khác, thậm chí là để bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức khác.

– Tội mạo danh người khác thực hiện hành vi giả danh bằng nhiều cách thức khác nhau gây ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm của người khác hoặc để chiếm đoạt tài sản người khác với nhiều thủ đoạn khác nhau. Đây là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm và phải chịu chế tài xử phạt nghiêm khắc.

– Việc mạo danh, giả mạo cá nhân, tổ chức để lừa đảo hoặc thực hiện các giao dịch dân sự, hành chính là hành vi vi phạm pháp luật và bị pháp luật ngăn cấm. Tùy vào tính chất, hành vi, mục đích mạo danh, cá nhân, tổ chức có thể bị xử lý hình sự về tội phạm tương ứng.

– Bộ luật Hình sự không quy định thế nào là “mạo danh người khác”, tuy nhiên có thể hiểu mạo danh người khác là việc sử dụng thông tin, danh nghĩa của cá nhân hoặc tổ chức khác để làm những việc có lợi cho mình hoặc để thực hiện các hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản người khác, thậm chí là để bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức khác.

– Việc mạo danh, giả mạo cá nhân, tổ chức để lừa đảo hoặc thực hiện các giao dịch dân sự, hành chính là hành vi vi phạm pháp luật và bị pháp luật ngăn cấm. Tùy vào tính chất, hành vi, mục đích mạo danh, cá nhân, tổ chức có thể bị xử lý hình sự về tội phạm tương ứng.

2. Một số trường hợp mạo danh phổ biến hiện nay

– Mạo danh người khác để lừa đảo chiếm đoạt tài sản;

– Mạo danh chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác của người khác;

Bộ Công an cảnh báo thủ đoạn giả danh, mạo danh cán bộ làm việc trong các cơ quan tư pháp, mà các đối tượng thường sử dụng có đặc điểm chung là: Chúng sử dụng công nghệ cao, ẩn danh dưới số điện thoại giống hệt số điện thoại công khai của cơ quan Công an, Viện Kiểm sát để gọi điện cho bị hại, thông báo họ đang bị kiện vì nợ tiền hoặc có liên quan đến một vụ án, chuyên án mà Cơ quan Công an đang điều tra, xác minh, đã có lệnh bắt của Viện Kiểm sát nhân dân…; yêu cầu bị hại kê khai tài sản, số tiền mặt hiện có và số tiền gửi trong các tài khoản ngân hàng. Sau đó, các đối tượng dùng lời lẽ đe dọa sẽ bắt tạm giam nạn nhân để điều tra và yêu cầu họ chuyển tiền hoặc đọc mã OTP để chúng thực hiện việc chuyển tiền vào các tài khoản của chúng với vỏ bọc để xác minh, điều tra.

– Mạo danh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác: Thủ đoạn giả danh, mạo danh cán bộ làm việc trong các cơ quan tư pháp, mà các đối tượng thường Chúng sử dụng công nghệ cao, ẩn danh dưới số điện thoại giống hệt số điện thoại công khai của cơ quan Công an, Viện Kiểm sát để gọi điện cho bị hại, thông báo họ đang bị kiện vì nợ tiền hoặc có liên quan đến một vụ án, chuyên án mà Cơ quan Công an đang điều tra, xác minh, đã có lệnh bắt của Viện Kiểm sát nhân dân…; yêu cầu bị hại kê khai tài sản, số tiền mặt hiện có và số tiền gửi trong các tài khoản ngân hàng. Sau đó, các đối tượng dùng lời lẽ đe dọa sẽ bắt tạm giam nạn nhân để điều tra và yêu cầu họ chuyển tiền hoặc đọc mã OTP để chúng thực hiện việc chuyển tiền vào các tài khoản của chúng với vỏ bọc để xác minh, điều tra.

– Ngoài ra, còn có một đặc điểm khác của các đối tượng lừa đảo trên không gian mạng có thể nhận biết, đó là: Các đối tượng yêu cầu bị hại không được kể câu chuyện vừa trao đổi cho bất kỳ ai, mục đích nhằm để nạn nhân không có đủ thời gian để kiểm tra thông tin, không trình báo cho cơ quan Công an được biết. Mặc dù nhiều bị hại không có khuất tất, không có sai phạm, nhưng trước những lời đe dọa, thúc giục của các đối tượng dẫn đến lo lắng và không đủ tỉnh táo để nhận biết sự việc bị lừa đảo.

– Cơ quan Công an các cấp khi làm việc, xác minh, điều tra với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ có cán bộ đến làm việc trực tiếp hoặc có văn bản thông báo, triệu tập gửi đến chính quyền địa phương, địa chỉ công ty, thân nhân gia đình và người mà cơ quan Công an muốn làm việc. Tuyệt đối không làm việc thông qua điện thoại và mạng xã hội.

– Cần đề cao cảnh giác khi nhận các cuộc gọi điện thoại từ người lạ, tự xưng là cán bộ các cơ quan nhà nước và các cơ quan tư pháp, tiến hành tố tụng hình sự, để thông báo, yêu cầu điều tra vụ án qua điện thoại hoặc giả danh nhân viên ngân hàng, bưu điện, bảo hiểm, thanh tra, hải quan… yêu cầu nhận tiền, quà bưu phẩm có giá trị lớn hoặc đóng các khoản phí, trả các khoản nợ không xác định.

– Đồng thời, tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, số chứng minh thư (căn cước công dân), địa chỉ nhà ở, số tài khoản ngân hàng, mã OTP trên điện thoại cá nhân… cho bất kỳ ai không quen biết hoặc khi chưa biết rõ nhân thân, lai lịch. Khi gặp những tin nhắn thông qua các trang mạng xã hội để vay tiền, nhờ mua thẻ điện thoại, yêu cầu chuyển tiền để xác minh tài khoản; nhờ tài khoản ngân hàng để nhận tiền từ nước ngoài… thì cần đặc biệt cảnh giác, tuyệt đối không làm theo; nhanh chóng liên hệ hoặc gọi điện thoại nói chuyện trực tiếp với người đó để kiểm tra thông tin.

– Thường xuyên thay đổi mật khẩu hoặc tăng tính năng bảo mật quyền riêng tư trên các tài khoản mạng xã hội; không chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân trên các trang mạng xã hội. Không chia sẻ số tài khoản ngân hàng trên mạng xã hội; nếu cần có tài khoản ngân hàng công khai để giao dịch mua bán trên không gian mạng, thì tiền trong số tài khoản công khai cần giữ ở mức thấp nhất để tránh bị kẻ gian chiếm đoạt.

– Khi nhận các cuộc điện thoại có dấu hiệu lừa đảo cần bình tĩnh, không lo sợ, nhanh chóng liên hệ với người thân, bạn bè để được tư vấn. Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời thông báo cho Cơ quan Công an nơi gần nhất để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.

3.  Mức phạt hành vi mạo danh người khác mới nhất

Với mỗi trường hợp mạo danh khác nhau, người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị xử lý về các tội phạm khác nhau và chịu mức phạt khác nhau. Cụ thể:

– Mạo danh người khác để lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

+ Với trường hợp mạo danh người khác để lừa đảo chiếm đoạt tài sản thường được thực hiện qua các thủ đoạn như: Đánh cắp thông tin giấy tờ tùy thân để làm thủ tục vay nợ qua app; mạo danh Công an, Viện kiểm sát,… để yêu cầu nạn nhân nộp tiền; mạo danh nhân viên bưu điện để yêu cầu đóng phí cước,…

+ Hành vi mạo danh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 02 triệu đồng trở lên hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc trường hợp pháp luật quy định có thể bị xử lý về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017.

=> Theo đó, mức phạt thấp nhất của tội này là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm. Mức phạt cao nhất là phạt tù từ 12 – 20 năm hoặc tù chung thân nếu phạm tội thuộc trường hợp:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên;

+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

– Mạo danh chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác của người khác: Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác được quy định tại Điều 339 Bộ luật Hình sự 2015, theo đó người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng – 02 năm.

– Mạo danh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác: Người nào mạo danh xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị xử lý về Tội làm nhục người khác quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017. Theo đó, mức phạt thấp nhất là phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

– Mức phạt cao nhất là phạt tù từ 02 – 05 năm nếu phạm tội thuộc trường hợp:

+ Làm nạn nhân tự sát;

+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% – 60%.

=> Ngoài ra với trường hợp mạo danh người khác khi sử dụng dịch vụ bưu chính có thể bị phạt từ 05 -10 triệu đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.

4. Phát hiện hành vi mạo danh người khác cần làm gì?

Nếu cá nhân, tổ chức nào biết được thông tin của mình bị mạo danh, bị lấy danh nghĩa của mình ra để đi lừa đảo, chiếm đoạt tiền hay vu khống nhằm bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm một đối tượng cá nhân khác mà mình không quen biết thì sẽ phải làm đơn trình báo ngay đến cơ quan Công an quận/huyện nơi cư trú gần nhất để được giải quyết nhanh đảm bảo quyền lợi về hình ảnh, uy tín của chính bản thân mình.

Khi bị người khác mạo danh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bạn cần thực hiện các bước sau đây:

– Liên hệ ngay với cơ quan chức năng để báo cáo về việc lừa đảo này.

– Thông báo cho ngân hàng hoặc các đơn vị tài chính mà bạn sử dụng để họ có thể hỗ trợ bạn trong việc khóa các tài khoản và ngăn chặn các hành động gian lận tiếp theo.

– Thông báo cho bạn bè, người thân và đồng nghiệp của bạn để họ cũng cảnh giác và có thể tránh bị lừa đảo.

– Lưu giữ bằng chứng và thông tin liên quan đến vụ việc, bao gồm các cuộc gọi điện thoại, tin nhắn và email để cung cấp cho cơ quan chức năng.

– Nếu bạn đã mất tài sản do việc này, hãy đòi lại tài sản hoặc gửi đơn khiếu nại đến cơ quan chức năng để giải quyết vấn đề này.

Bài viết trên luật Hưng Nguyên đã gửi tới bạn đọc chi tiết về vấn đề: Cần làm gì khi bị người khác mạo danh đi lừa đảo tài sản?. Trong bài viết có mục nào chưa hiểu hay bạn đọc có bất kỳ thắc mắc về vấn đề pháp lý có thể liên hệ qua số tổng đài: 0987 756 263 hoặc liên hệ qua địa chỉ email: congtyluathungnguyen@gmail.com để được hỗ trợ cụ thể. Bằng đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực pháp lý, luật Hưng Nguyên cam kết sẽ đưa đến dịch vụ pháp lý tốt nhất và đem đến sự hài lòng nhất từ khách hàng. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi chi tiết bài viết.