Tòa án cấp nào có thẩm quyền xét xử sơ thẩm tội xâm phạm an ninh quốc gia?

19

Theo quy định tại Điều 268 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm an ninh quốc gia.

Cụ thể, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm an ninh quốc gia do người Việt Nam phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam, người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam hoặc người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài nhưng được dẫn độ về Việt Nam.

Tòa án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm an ninh quốc gia do quân nhân phạm tội trong thời gian thực hiện nhiệm vụ quân sự.

Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt, theo quy định của pháp luật, Tòa án nhân dân tối cao có thể thụ lý xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm an ninh quốc gia.

Lưu ý:

  • Việc xác định thẩm quyền xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm an ninh quốc gia cần căn cứ vào nhiều yếu tố như: tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, nơi phạm tội, đối tượng phạm tội, v.v.
  • Quyết định về thẩm quyền xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm an ninh quốc gia do Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp quyết định.

Tòa án cấp nào có thẩm quyền xét xử sơ thẩm tội xâm phạm an ninh quốc gia?

Căn cứ quy định Điều 268 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án như sau:

Điều 268. Thẩm quyền xét xử của Tòa án

1. Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm:

a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

b) Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;

c) Các tội quy định tại các điều 123, 125, 126, 227, 277, 278, 279, 280, 282, 283, 284, 286, 287, 288, 337, 368, 369, 370, 371, 399 và 400 của Bộ luật hình sự;

d) Các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án:

a) Vụ án hình sự về các tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực;

b) Vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài;

c) Vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người.

Theo quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án thì các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia là trường hợp bị loại trừ thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực.

Mà đối với những vụ án hình sự về các tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực sẽ thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu.

Do đó, thẩm quyền xét xử sơ thẩm tội xâm phạm an ninh quốc gia là Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu.

Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử những vụ án nào?

Căn cứ quy định Điều 272 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự như sau:

Điều 272. Thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự

1. Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử:

a) Vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội nhân dân;

b) Vụ án hình sự mà bị cáo không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu hoặc gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội nhân dân hoặc phạm tội trong doanh trại quân đội hoặc khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ.

2. Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử tất cả tội phạm xảy ra trong địa bàn thiết quân luật.

Theo như quy định thì tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử những vụ án sau đây:

[1] Vụ án hình sự mà bị cáo là những người sau đâu:

– Quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu;

Dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu;

– Công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội nhân dân;

[2] Vụ án hình sự mà bị cáo không thuộc đối tượng quy định tại [1] liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của các đối tượng sau:

– Quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng,

– Quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu

– Hoặc gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội nhân dân hoặc phạm tội trong doanh trại quân đội hoặc khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ.

[3] Xét xử các tội phạm xảy ra trong địa bàn thiết quân luật.

Thời điểm bắt đầu thời gian phục vụ trong Quân đội để xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự được xác định như thế nào?

Căn cứ quy định khoản 4 Điều 3 Thông tư 03/2023/TT-TANDTC quy định về thời điểm bắt đầu thời gian phục vụ trong Quân đội để xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự được xác định như sau:

– Đối với tuyển quân hằng năm đi nghĩa vụ quân sự là thời điểm giao nhận quân;

– Đối với trường hợp gọi công dân nhập ngũ lẻ là thời điểm tiếp nhận công dân nhập ngũ lẻ theo quy định của cấp có thẩm quyền và chịu sự quản lý về mọi mặt của Quân đội;

– Đối với công dân trúng tuyển kỳ thi tuyển sinh quân sự vào đào tạo tại các cơ sở giáo dục đào tạo là thời điểm tiếp nhận công dân trúng tuyển theo quy định của cấp có thẩm quyền và chịu sự quản lý về mọi mặt của Quân đội;

– Đối với trường hợp gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ là thời điểm cơ quan, đơn vị tiếp nhận theo quy định của cấp có thẩm quyền và chịu sự quản lý về mọi mặt của Quân đội;

– Đối với trường hợp gọi nhập ngũ khi có lệnh động viên là thời điểm đơn vị lực lượng thường trực của Quân đội tiếp nhận theo quyết định của cấp có thẩm quyền và chịu sự quản lý về mọi mặt của Quân đội;

– Đối với trường hợp tuyển dụng là ngày quyết định tuyển dụng của cấp có thẩm quyền có hiệu lực thi hành và chịu sự quản lý về mọi mặt của Quân đội;

– Đối với trường hợp tiếp nhận người chấp hành hình phạt tù bị oan sai, mất tích, quân nhân đào ngũ đã cắt quân số trở lại đơn vị là ngày quyết định tiếp nhận trở lại cơ quan, đơn vị phục vụ Quân đội có hiệu lực thi hành;

– Đối với quân nhân dự bị, dân quân, tự vệ là thời điểm họ được quy định phải có mặt tập trung để thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, diễn tập, kiểm tra, phối thuộc chiến đấu, phục vụ chiến đấu và chịu sự quản lý trực tiếp của đơn vị Quân đội;

– Đối với lao động hợp đồng là thời điểm bắt đầu làm việc theo thỏa thuận đã ký kết trong hợp đồng lao động;

– Đối với các đối tượng khác được điều động, trưng tập làm nhiệm vụ quân sự, quốc phòng là thời điểm công dân bắt đầu thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và chịu sự quản lý trực tiếp của đơn vị Quân đội.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về Tòa án cấp nào có thẩm quyền xét xử sơ thẩm tội xâm phạm an ninh quốc gia!