Chia di sản thừa kế theo pháp luật như thế nào?

37

Chào luật sư, cha của tôi mất cách đây 1 tuần do cơn đau tim đột ngột nên không để lại di ngôn hay di chúc cho con cháu nên theo pháp luật phải được chia theo pháp luật. Tuy nhiên, khi chuẩn bị tiến hành chi thừa kế thì phát hiện cha tôi có một người con riêng năm nay 30 tuổi và khi xác định ADN thì đúng là con của cha nên đã đến đòi chia di sản. Gia đình tôi không công nhận đứa con này của cha nên từ chối chia di sản thì bị dọa đi kiện lên Tòa án. Vậy cách chia di sản thừa kế theo pháp luật như thế nào? Xin được tư vấn.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, mời bạn hãy cùng Luật Hưng Nguyên tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự 2015

Thừa kế theo pháp luật là gì?

Hiện nay, có hai hình thức nhận di sản của người chết là nhận thừa kế theo di chúc và nhận thừa kế theo pháp luật. Bởi di chúc là ý chí của người để lại thừa kế nên pháp luật ưu tiên chia thừa kế theo di chúc hơn chia thừa kế theo pháp luật.

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Đây là định nghĩa về thừa kế theo pháp luật được nêu tại Điều 649 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Chỉ trong các trường hợp nêu tại Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015 dưới đây, di sản sẽ được chia theo pháp luật:

Không có di chúc.

Mặc dù có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp: Người lập di chúc không minh mẫn, sáng suốt hoặc bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép khi lập di chúc; nội dung di chúc vi phạm điều cấm của Luật, trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc trái quy định…

Người thừa kế theo di chúc chết trước/chết cùng thời điểm với người lập; nếu cơ quan, tổ chức là đối tượng được nhận di chúc thì không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Người hưởng di sản theo di chúc không có quyền hưởng hoặc từ chối nhận di sản thừa kế.

Phần di sản: Không được định đoạt trong di chúc; có liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực; người được thừa kế theo di chúc nhưng không được hưởng, từ chối nhận, chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc…

Điều kiện là Người thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là một loại thừa kế có điều kiện, không phải bất cứ ai có chung dòng máu với người để lại di sản cũng có thể tiến hành nhận thừa kế mà phải tuân theo các quy định pháp luật thừa kế, trong đó phải đáp ứng điều kiện là người thừa kế. Vậy cụ thể là gì? Mời bạn cùng Luật Hưng Nguyên cùng tìm hiểu qua bài viết sau:

Phải thuộc Diện và hàng thừa kế theo pháp luật

Căn cứ theo quy định tại điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản thừa kế bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Người thừa kế phải còn sống tại thời điểm mở thừa kế

Cách chia di sản thừa kế theo pháp luật

Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015, Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

Trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị.

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Không thuộc trường hợp Người không có quyền hưởng di sản

Theo quy định tại điều 621 Bộ luật dân sự 2015, những người không được quyền hưởng di sản gồm

Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Cách chia di sản thừa kế theo pháp luật

Hiện nay nhiều người dân vẫn gặp rắc rối trong các thủ tục chia thừa kế theo pháp luật do không biết ai thuộc những người được thừa kế, dẫn đến dễ gây mâu thuẫn, tranh chấp tài sản trong quá trình chia thừa kế. Hiện nay, pháp luật thừa kế cũng đã quy định chi tiết về cách chi di sản thừa kế theo pháp luật, cụ thể như sau:

Không giống với chia thừa kế theo di chúc, di sản thừa kế được chia theo pháp luật trong các trường hợp nêu tại Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015:

Không có di chúc.

Có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp toàn bộ hoặc một phần. Trong trường hợp di chúc không hợp pháp một phần thì chỉ chia thừa kế phần di chúc không hợp pháp.

Người thừa kế theo di chúc chết trước/chết cùng thời điểm người lập di chúc.

Người hưởng thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thừa kế.

Và đặc biệt, việc chia thừa kế theo pháp luật là chia di sản thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự do pháp luật quy định. Trong đó, các hàng thừa kế gồm 03 hàng thừa kế:

Cụ thể, theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, người thừa kế theo pháp luật được quy định như sau:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Và việc hưởng thừa kế sẽ thực hiện theo thứ tự: Hàng thừa kế thứ nhất. Khi tất cả những người ở hàng thừa kế thứ nhất đều không được hưởng di sản do chết, không có quyền hưởng, bị truất hoặc từ chối nhận di sản thì người ở hàng thừa kế thứ hai mới được hưởng.

Tương tự, hàng thừa kế thứ ba được hưởng khi hàng thừa kế thứ hai không còn người thừa kế nào.

Về việc phân chia phần hưởng của từng người thì khoản 2 Điều 651 Bộ luật Dân sự nêu rõ:

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Như vậy, khi chia thừa kế theo pháp luật thì những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Hàng trước sẽ được ưu tiên hưởng thừa kế.

Thông tin liên hệ

Luật Hưng Nguyên đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “ Chia di sản thừa kế theo pháp luật như thế nào?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0987756263 hoặc địa chỉ 14n2, ngõ 90 Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Di chúc có hiệu lực khi nào?

Căn cứ Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hiệu lực của di chúc như sau:

Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.

Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:

Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.

Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.

Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.

Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.

Con dâu có thuộc hàng thừa kế của bố mẹ chồng không?

Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, những người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản thừa kế bao gồm:

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Như vậy, căn cứ vào quy định trên, con dâu không thuộc hàng thứ kế nào của bố mẹ chồng.

Con riêng của chồng có thể được nhận di sản từ mẹ kế trong trường hợp nào?

Cụ thể, pháp luật vẫn tạo điều kiện cho con riêng được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật trong trường hợp quy định tại Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó:

“Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.”

Như vậy, nếu có sự chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau như máu mủ ruột thịt, thì con riêng và bố dượng, mẹ kế vẫn có quyền nhận thừa kế của nhau. Trong trường hợp này, quyền thừa kế của con riêng cũng giống với quyền thừa kế của con ruột theo pháp luật. Chẳng hạn, nếu vợ mất và không để lại di chúc, thì tài sản do vợ để lại sẽ được chia đều cho các thành viên có quyền hưởng thừa kế ở hàng thứ nhất. Cụ thể, nếu hàng thứ nhất chỉ còn lại 04 người, thì tài sản sẽ được chia đều cho 4 người này. Mỗi người đều được hưởng phần di sản như nhau.