Sổ đỏ đứng tên một mình vợ thì khi bán có cần chữ ký của chồng không?

65

Tài sản chung và tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân luôn là vấn đề đáng quan ngại và quan tâm đặc biệt, đặc biệt là khi những tài sản đó liên quan đến bất động sản như nhà và đất – những tài sản có giá trị lớn đối với nhiều người. Theo đó mà có nhiều thắc mắc về việc khi sổ đỏ đứng tên một mình vợ khi bán chồng có phải ký tên hay không? Hãy cùng Luật Hưng Nguyên tìm hiểu về quy định này qua nội dung bài viết sau.

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai năm 2013

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Quy định pháp luật về sổ đỏ, sổ hồng như thế nào?

Sổ đỏ là từ mà người dân thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận; pháp luật đất đai từ trước tới nay không quy định về Sổ đỏ, Sổ hồng.

Tùy theo từng giai đoạn, ở Việt Nam có các loại Giấy chứng nhận như:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

Từ ngày 10/12/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận có bìa màu hồng).

Hiện nay, Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành kế thừa tên gọi Giấy chứng nhận mới. Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 nêu rõ:

“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Tóm lại, Sổ đỏ là Giấy chứng nhận có bìa màu đỏ; Sổ hồng gồm 02 loại: Sổ hồng theo mẫu cũ (được cấp trước ngày 10/12/2009) và Sổ hồng mới có màu hồng cánh sen – Hiện nay, người dân đang được cấp loại sổ này.

Sổ đỏ, Sổ hồng là cách gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận.

Sổ đỏ chỉ có tên của vợ hoặc chồng được không?

Theo quy định thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) có thể đứng tên một người hoặc nhiều người, trong đó tất cả những người có tên khi cấp sổ đỏ lần đầu sẽ có quyền đối với nhà đất giống nhau không phân biệt.

Trong trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng thì về nguyên tắc vợ chồng sẽ cùng đứng tên trên sổ đỏ. Tuy nhiên, pháp luật cũng cho phép vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau về việc để một bên vợ hoặc chồng đứng tên trên sổ đỏ.

Lưu ý: Việc thỏa thuận đó phải được lập thành văn bản.

Sổ đỏ đứng tên một mình vợ khi bán chồng có phải ký tên hay không?

Trong mỗi cuộc hôn nhân, tài sản chung và tài sản riêng là một phần không thể thiếu trong việc xây dựng một tương lai hạnh phúc và ổn định. Sự hiểu biết và tôn trọng nhau cùng với sự thấu đáo trong việc đàm phán và thỏa thuận về tài sản có thể giúp giảm thiểu xung đột và tạo điều kiện thuận lợi cho một hôn nhân viên mãn và bền vững. Vậy khi Sổ đỏ đứng tên một mình vợ khi bán chồng có phải ký tên hay không?

Có 02 trường hợp có thể xảy ra như sau:

(i) Trường hợp 1: Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản riêng của người chồng

Đối với trường hợp này, theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì tài sản riêng của vợ, chồng gồm:

Các loại tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bao gồm:

– Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn;

– Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;

– Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014;

– Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng;

– Tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng:

+ Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

+ Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.

+ Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.

– Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng.

– Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác;

– Tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản riêng.

Đồng thời, pháp luật cũng quy định vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

Do đó, trường hợp sổ đỏ chỉ đứng tên của người vợ và quyền sử dụng đất tương ứng được xác định là tài sản riêng của người vợ thì người vợ có toàn quyền bán, cho, cầm cố,… đối với quyền sử dụng đất này và không cần có có chữ ký đồng ý của chồng

(ii) Trường hợp 2: Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ chồng nếu:

– Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

– Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Trường hợp không có căn cứ để chứng minh quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì được coi là tài sản chung.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.

Theo đó, nếu quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng thì vợ, chồng đều có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với quyền sử dụng đất đó. Do đó, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đó cho người khác thì yêu cầu phải có chữ ký của cả hai vợ chồng thì hợp đồng mua bán nhà đất mới có hiệu lực pháp lý, trừ trường hợp có văn bản ủy quyền của người vợ cho người chồng được thực hiện thay quyền chuyển nhượng.

Nếu là tài sản chung mà chồng tự ý chuyển nhượng cho người khác mà không có sự đồng ý của người vợ dù sổ đỏ đứng tên chồng thì người vợ có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ làm sổ đỏ Luật Hưng Nguyên với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Sổ đỏ đứng tên một mình vợ khi bán chồng có phải ký tên hay không?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật Hứng Nguyên với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về lệ phí khởi kiện tranh chấp đất đai. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 098 775 6263 hoặc địa chỉ 14n2, ngõ 90 Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Câu hỏi thường gặp

Bao nhiêu tuổi thì được đứng tên trên sổ đỏ?

Pháp luật hiện hành ở nước ta hiện nay không có một quy định cụ thể về độ tuổi được đứng tên trong chứng thư pháp lý này. Do đó, điều mà chúng ta cần lưu ý ở đây chính là năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của người đó có thể được đứng tên trên sổ đỏ hay không. Chẳng hạn, đứa trẻ sơ sinh có thể đứng tên trên sổ đỏ nếu mảnh đất ấy nó được thừa kế từ cha, mẹ… nhưng cần có người đại diện theo pháp luật của đứa trẻ đó thực hiện;

Một người có thể đứng tên bao nhiêu cuốn sổ đỏ?

Mảnh đất thuộc tài sản riêng hợp pháp theo quy định tại Điều 205 Bộ luật Dân sự năm 2015 của cá nhân, pháp nhân mang quốc tịch Việt Nam sẽ không bị hạn chế về số lượng và giá trị. Như vậy, một người có thể đứng tên trên 01, 02, 03… sổ đỏ mà không bị hạn chế về lượng sổ đỏ và giá trị của các mảnh đất được đứng tên

Nhờ người khác đứng tên sổ đỏ có hợp pháp hay không?

Việc nhờ người khác đứng tên hộ nhằm thực hiện nhiều mục đích khác nhau (như che dấu tài sản, các hoạt động chuyển dịch tài sản khác…) thì theo quy định của pháp luật đất đai không được Nhà nước ta công nhận.