Đất nằm trong quy hoạch có được chia thừa kế không?

29

Chia thừa kế là một trong những thủ tục liên quan trực tiếp đến tài sản của người để lại di sản, theo quy định thì trong một số trường hợp tài sản của người để lại di sản không thể đem ra chia thừa kế. Vậy đất nằm trong quy hoạch có được chia thừa kế không?

1. Đất nằm trong quy hoạch có được chia thừa kế không?

Các nội dung xoay quanh vấn đề chia thừa kế từ trước đến nay luôn nhận được nhiều sự quan tâm của quý đọc giả, sở dĩ vấn đề này không dễ dàng có thể thỏa thuận thống nhất với nhau. Các tranh chấp xuất hiện thường liên quan đến cách phân chia tài sản, hàng thừa kế hoặc những tranh chấp quyền sở hữu chung, hay riêng đối với di sản…Bên cạnh đó, cũng phải kể đến trường hợp tranh chấp đất đang nằm trong quy hoạch. Với trường hợp này có thể xảy ra bất đồng ý kiến giữa cá nhân có liên quan đến người để lại tài sản, hoặc tranh chấp giữa cơ quan thu hồi đất với người được chia di sản;

Thep pháp luật đất đai hiện hành, cụ thể là khoản 2, khoản 3 Điều 3 Luật đất đai 2013 thì quy hoạch sử dụng đất là việc lên kế hoạch phân bổ và xác định một vùng đất đai để sử dụng cho một mục đích nhất định, có thể kể đến vì mục tiêu bảo vệ quốc phòng an ninh, thực hiện quá trình bảo vệ môi trường và thích ứng với những thay đổi tiêu cực của khí hậu, phát triển kinh tế – xã hội đồng thời xây dựng kế hoạch sử dụng đất phải căn cứ vào nhiều yếu tố để đảm bảo đó là phù hợp với điều kiện kinh tế từng vùng, nhu cầu sử dụng của từng địa phương, tính khả thi hiệu quả khi thực hiện.

Quyết định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được thực hiện hoạt động công bố công khai được thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt, việc công khai được thực hiện trong suốt kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

Pháp luật cũng quy định việc quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

Xét đến trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực được thực hiện các hoạt động sau:

– Được phép tiến hành chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch đã định;

– Đồng thời, được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm;

–  Người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.

Như vậy, thửa đất mặc dù đã nằm trong quy hoạch sử dụng đất nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, cũng chưa gửi bất kỳ thông báo thu hồi đất hay quyết định thu hồi đất cho người dân hoặc cơ quan có thẩm quyền thì người sử dụng đất thuộc diện quy hoạch vẫn được thực hiện các quyền của người sử dụng đất trong đó có quyền liên quan đến đất đai như được tách thửa, chuyển nhượng nếu có đầy đủ các điều kiện pháp luật, trong đó bao gồm cả việc chia tài sản thừa kế là quyền sử dụng đất thuộc diện quy hoạch vẫn đươc pháp luật cho phép.

2. Cách giải quyết nếu có tranh chấp trong chia di sản thừa kế là đất bị quy hoạch đối với các hàng thừa kế với nhau:

Như đã biết, tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của người để lại di sản là bất động sản mà đất bị quy hoạch chết thì người thừa kế vẫn được hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

+ Trong trường hợp người chết để lại di chúc thì chỉ những người được người chết ghi nhận trong di chúc cho hưởng di sản mới có quyền hưởng di sản đó, trừ trường hợp những người thừa kế khác được hưởng di sản không phụ thuộc di chúc theo quy định của pháp luật;

+ Còn nếu trên thực tế, người để lại di sản chết không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia theo pháp luật.

– Thủ tục khởi kiện:

+ Chuẩn bị hồ sơ: Người khởi kiện sẽ tiến hành gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền được quy định tại Điều 35, 37 và 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015;

+ Cơ quan có thẩm quyền sau khi tiếp nhận được đơn khởi kiện thì Chánh án Tòa án có trách nhiệm phân công một thẩm phán xem xét đơn khởi kiện, nhận thấy nội dung trong đơn khởi kiện đã chuẩn bị đã đáp ứng được yêu cầu và thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Tòa án thực hiện các thủ tục để thụ lý vụ án.

+ Khi quyết định thụ lý vụ án thì Tòa án tiến hành các thủ tục để chuẩn bị xét xử theo đúng thời hạn luật định;

+ Tiến hành đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm khi đảm bảo đầy đủ các yếu tố về thời gian thực hiện, nghĩa vụ án phí của đương sự cũng đã hoàn thành,..

+ Khi có phán quyết của Tòa án, nếu các bên không đồng ý với phán quyết của Tòa án thì có quyền kháng cáo hoặc kháng nghị trong thời hạn và theo quy định của pháp luật. Thời gian để thực hiện cũng chỉ có khoảng thời gian nhất định đó là trong vòng 15 ngày kể từ ngày Tòa ra quyết định hoặc bản án;

+ Khi bản án có hiệu lực thi hành, những người đồng thừa kế phải có trách nhiệm tuân thủ và thực hiện bản án của cơ quan có thẩm quyền. Cá nhân được hưởng thừa kế và có quyền sử dụng đất theo phán quyết của Tòa án cũng sẽ là những người được hưởng chính sách bồi thường về đất, bồi thường về chi phí đầu tư vào đất còn lại, bồi thường về tài sản…và hỗ trợ đào tạo nghề, tái định cư nếu đủ điều kiện được bồi thường, hỗ trợ chuyển đổi nghề, tái định cư theo quy định của Luật đất đai 2013.

Lưu ý liên quan đến thời hiệu khởi kiện:

– Cá nhân tranh chấp về hưởng thừa kế thì khi có tranh chấp thừa kế xảy ra, một trong các bên có liên quan có quyền khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án giải quyết;

– Cá nhân cần đặc biệt lưu ý về thời hiệu khởi kiện chia thừa kế được quy định là: 30 năm chính là thời hiệu được áp dụng đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản;

– Với quy định của pháp luật thì thời hiệu được tính từ thời điểm mở thừa kế. Nếu các bên không tiến hành giải quyết tài sản thì khi hết thời hạn này di sản mặc nhiên thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó;

3. Giải quyết tranh chấp về thu hồi đất giữa cơ quan thu hồi đất và các đồng thừa kế:

– Những tranh chấp về thu hồi đất diễn ra phổ biến do có vi phạm trong quy trình thu hồi đất hoặc các quyết định của cơ quan có thẩm quyền có sai phạm. Theo quy định Luật Đất đai năm 2013 thì khi di sản thừa kế là đất bị quy hoạch phải thu hồi, cơ quan thu hồi đất phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thu hồi đất đối với các đồng thừa kế.

+ Cơ quan được trao thẩm quyền thu hồi đất theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành là UBND cấp huyện;

+ Cơ quan có thẩm quyền trước khi ban hành quyết định thu hồi đất thì cơ quan thu hồi đất phải thông báo cho người có đất bị thu hồi trong một khoảng thời gian luật định. Nội dung thông báo thu hồi đất bao gồm các nội dung: Kế hoạch thu hồi đất, điều tra, kiểm đếm, khảo sát, đo đạc;

+ Cơ quan thu hồi đất chỉ có quyền thu hồi đất khi quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực pháp luật, đã được thông báo cho người có đất thu hồi, đã được niêm yết tại UBND xã nơi có đất bị thu hồi và đã có phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư;

+ Khi cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất thực hiện thu hồi đất không đúng theo các quy định của pháp luật đất đai thì những người đồng thừa kế đất bị quy hoạch có quyền khởi kiện cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất tại Tòa án.

– Thủ tục khởi kiện quyết định thu hồi đất:

+ Người khởi kiện chuẩn bị hồ sơ và nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện. Đơn khởi kiện phải có thông tin người khởi kiện, thông tin người bị kiện và đối tượng khởi kiện, nội dung khởi kiện và yêu cầu của người khởi kiện. Đồng thời, người khởi kiện phải cam kết chấm dứt việc khiếu nại đối với đối tượng bị khởi kiện.

+ Các bên có trách nhiệm nộp chứng cứ, tài liệu chứng minh bảo vệ quyền lợi của mình và Tòa án tiến hành xem xét đơn khởi kiện và tiến hành thụ lý vụ án hoặc trả lại đơn khởi kiện;

+ Sau khi thụ lý vụ án Tòa án tiến hành các thủ tục để chuẩn bị xét xử vụ án theo trong thời hạn luật định;

+ Sau khi thực hiện xong các thủ tục trên, Tòa án tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án. Quyền kháng cáo trong thời hạn và thủ tục luật định đối với những vụ tranh chấp được nhà nước chấp thuận;

Nên trong trường hợp, các bên là người có quyền thừa kế di sản mà có những bất đồng, tranh chấp thì có thể khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để cơ quan này hỗ trợ giải quyết.

Nội dung trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Trường hợp nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 098 775 6263 hoặc địa chỉ 14n2 ngõ 90, đường Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân, tp Hà Nội để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

Văn bản pháp luật được sử dụng:

– Bộ luật tố tụng dân sự 2015;

– Luật Đất đai năm 2013.