Đăng ký kế hoạch sử dụng đất như thế nào?

67

Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ thời gian để thực hiện những nội dung quan trọng có tác động đến mục đích phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh. Các sở, ngành cấp huyện có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng đất và đề xuất các phương án sử dụng đất phù hợp. Hoạt động này được diễn ra theo một quy trình nhất định. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Đăng ký kế hoạch sử dụng đất như thế nào? Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất là gì? Nguyên tắc lập kế hoạch sử dụng đất được quy định ra sao? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết sau đây của Luật Hưng Nguyên nhé.

Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất là gì?

Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ, khoanh vùng đất theo không gian sử dụng cho các mục tiêu khác nhau. Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện có vai trò quan trọng trong việc ra các quyết định nhưt hu hồi đất, giải phóng mặt bằng, chuyển mục đích sử dụng đất… Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất là gì, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:

Theo Điều 36 Luật Đất đai 2013 được sửa đổi bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018, kế hoạch sử dụng đất gồm:

– Kế hoạch sử dụng đất quốc gia;

– Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;

– Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện;

– Kế hoạch sử dụng đất quốc phòng;

– Kế hoạch sử dụng đất an ninh.

Cụ thể căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất như sau:

* Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất quốc gia

Theo khoản 3 Điều 38 Luật Đất đai 2013 (được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018), việc lập kế hoạch sử dụng đất quốc gia dựa vào các căn cứ sau đây:

– Quy hoạch sử dụng đất quốc gia;

– Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 05 năm và hàng năm của cả nước;

– Nhu cầu sử dụng đất 05 năm của các ngành, lĩnh vực, của cấp tỉnh;

– Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ trước;

– Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

* Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh

Các căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh phải tuân theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Luật Đất đai 2013 (được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018), cụ thể:

– Kế hoạch sử dụng đất quốc gia; nội dung phân bổ và khoanh vùng đất đai trong quy hoạch tỉnh;

– Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 05 năm và hàng năm của cấp tỉnh;

– Nhu cầu sử dụng đất 05 năm của các ngành, lĩnh vực, của cấp tỉnh, cấp huyện;

– Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh thời kỳ trước;

– Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

* Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất cấp huyện

Theo khoản 3 Điều 40 Luật Đất đai 2013 (được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018), các căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm:

– Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;

– Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;

– Nhu cầu sử dụng đất trong năm kế hoạch của các ngành, lĩnh vực, của cấp huyện, cấp xã;

– Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

* Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh

Theo khoản 3 Điều 41 Luật Đất đai 2013 (được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018), việc lập kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh được dựa trên các căn cứ sau đây:

– Kế hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh;

– Nhu cầu sử dụng đất 05 năm quốc phòng, an ninh;

– Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh thời kỳ trước;

– Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh.

Đăng ký kế hoạch sử dụng đất như thế nào?

Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện có vai trò quan trọng trong việc thay đổi mục đích sử dụng đất. Trong đó, Đăng ký kế hoạch sử dụng đất là thủ tục không thể thiếu để hoàn tất quy trình này. Tuy nhiên trên thực tiễn không phải ai cũng hiểu được các bước đăng ký kế hoạch sử dụng đất. Nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Đăng ký kế hoạch sử dụng đất như thế nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:

(1) Trình tự thực hiện

– Bước 1:

Quý III hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi hồ sơ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của năm sau đến Sở Tài nguyên và Môi trường để tổ chức thẩm định;

– Bước 2:

Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đến các thành viên của Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất để lấy ý kiến. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp huyện;

Bước 3: Lấy ý kiến về kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện

– Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các thành viên Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất gửi ý kiến thẩm định bằng văn bản đến Sở Tài nguyên và Môi trường;

– Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày kết thúc thời gian lấy ý kiến, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức họp Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất, gửi thông báo kết quả thẩm định kế hoạch sử dụng đất đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để hoàn chỉnh hồ sơ;

Bước 4: Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh

– Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp danh mục dự án cần thu hồi đất quy định tại khoản 3 Điều 62 của Luật Đất đai để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua đồng thời với quyết định mức vốn ngân sách nhà nước cấp cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng tại kỳ họp cuối năm của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;

– Căn cứ hồ sơ kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được hoàn thiện và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt thực hiện xong trước ngày 31 tháng 12.

(2) Cách thức thực hiện: Theo quy định tại Thông tư 01/2021/TT-BTNMT.

(3) Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Biểu kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện;

– Tờ trình, báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện;

– Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ kế hoạch sử dụng đất cấp huyện hàng năm và các bản đồ chuyên đề;

– Đĩa CD lưu dữ liệu về kế hoạch quy hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện;

(4) Thời hạn giải quyết: 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, đúng quy định.

(5) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

– Ủy ban nhân dân cấp huyện.

(6) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

(7) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện.

(8) Phí, lệ phí (nếu có): Kinh phí kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện do ngân sách nhà nước bảo đảm từ nguồn sự nghiệp kinh tế.

Nguyên tắc lập kế hoạch sử dụng đất được quy định ra sao?

Căn cứ vào tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của từng địa phương, các cơ quan bộ ngành sẽ lên kế hoạch sử dụng đất phù hợp. Có một số nguyên tắc khi lập kế hoạch sử dụng đất mà bắt buộc các cá nhân, tổ chức phải tuân theo. Vậy cụ thể, theo quy định của pháp luật hiện hành, Nguyên tắc lập kế hoạch sử dụng đất được quy định ra sao, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:

Việc lập kế hoạch sử dụng đất phải tuân thủ các nguyên tắc được quy định tại Điều 35 Luật Đất đai 2013 (được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018), cụ thể như sau:

– Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh;

– Kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cùng cấp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; đối với kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh phải phù hợp với phương án phân bổ, khoanh vùng đất đai trong quy hoạch tỉnh;

– Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;

– Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu;

– Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh;

– Kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Đăng ký kế hoạch sử dụng đất”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 098 775 6263 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện bao nhiêu năm?

Kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm, trong đó:

– Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện: Được lập hàng năm.

– Kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh và kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh: Lập theo kỳ kế hoạch, mỗi kỳ 05 năm.

Các hành vi vi phạm về kế hoạch sử dụng đất gồm những hành vi nào?

Theo Điều 97 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, các hành vi vi phạm quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao gồm các hành vi sau:

– Không tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kịp thời theo quy định;

– Không thực hiện đúng quy định về tổ chức lấy ý kiến nhân dân trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

– Không công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; không công bố việc điều chỉnh hoặc hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất; không báo cáo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.