Thủ tục tách sổ đỏ theo di chúc thực hiện như thế nào

34

Thủ tục tách sổ đỏ theo di chúc là một quy trình quan trọng và được quy định trong pháp luật Việt Nam nhằm thực hiện chia tách quyền sở hữu đất đai theo di chúc của người sở hữu trước khi qua đời. Việc này giúp bảo đảm tính chính xác, pháp lý và quyền lợi của các thừa kế liên quan đến tài sản đất đai. Những người thừa kế có quyền thừa kế theo di chúc phải chuẩn bị hồ sơ và giấy tờ cần thiết, bao gồm bản sao di chúc, giấy tờ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người thừa kế, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất ban đầu, và các giấy tờ khác liên quan. bạn đọc có thể tìm hiểu thêm trong bài viết “Thủ tục tách sổ đỏ theo di chúc thực hiện như thế nào của Luật Hưng Nguyên nhé!

Có được sổ đỏ theo di chúc không theo quy định?

Qua việc tách sổ đỏ theo di chúc, quyền sở hữu và quyền sử dụng đất được phân chia một cách rõ ràng và pháp lý. Điều này giúp bảo vệ quyền lợi của từng người thừa kế và tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, giao dịch và sử dụng tài sản đất đai theo ý muốn của người sở hữu trước khi qua đời. Thủ tục tách sổ đỏ theo di chúc theo quy định pháp luật Việt Nam đảm bảo tính chính xác, pháp lý và quyền lợi của từng người thừa kế liên quan đến tài sản đất đai.

Trường hợp nếu như mảnh đất này được thừa kế thì cần tiến hành văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế và sau đó thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định.

Điều kiện để một thửa đất được tách thửa bao gồm:

Một là, đất đai phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất.

Hai là, đất không thuộc diện đang có tranh chấp.

Ba là, quyền sử dụng đất không nằm trong diện bị đảm bảo kê biên thi hành án.

Bốn là, đất phải trong thời hạn sử dụng đất nếu như đất có thời hạn sử dụng.

Năm là, thửa đất đáp ứng được các điều kiện về diện tích tách thửa và kích thửa chiều cạnh tối thiểu.

Căn cứ quy định tại Khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, diện tích tối thiểu tách thửa với từng loại đất sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định phù hợp trên cơ sở điều kiện cụ thể của mỗi địa phương.

Hồ sơ đề nghị tách sổ đỏ theo di chúc

Tách sổ đỏ theo di chúc giúp bảo đảm quyền thừa kế của từng người thừa kế và xác định rõ ràng quyền sở hữu và quyền sử dụng đất của mỗi người thừa kế. Điều này đảm bảo rằng các thừa kế được hưởng quyền sử dụng, quản lý và giao dịch đất đai một cách công bằng và theo ý muốn của người sở hữu trước khi qua đời. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, giao dịch và sử dụng tài sản đất đai theo ý muốn của từng người thừa kế. Các sổ đỏ riêng biệt cũng giúp rõ ràng và dễ dàng xác định quyền sở hữu và quyền sử dụng đất trong trường hợp có nhu cầu chuyển nhượng, thế chấp hay sử dụng đất cho các mục đích kinh doanh khác.

Về bộ hồ sơ đề nghị tách thửa, bạn tham khảo quy định tại khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT quy định như sau:

“Điều 9. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất

11. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục tách thửa hoặc hợp thửa đất, gồm có:

a) Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK;

b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp

Ngoài ra, bạn cần thực hiện việc đăng ký biến động đất đai theo quy định tại điểm i khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013 khi tiến hành tách thửa đất như sau:

“Điều 95. Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

4. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:

i) Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất;

Mục đích của việc tách sổ đỏ theo di chúc theo quy định pháp luật Việt Nam là để thực hiện việc chia tách quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai theo di chúc của người sở hữu trước khi qua đời. Quá trình này yêu cầu chuẩn bị hồ sơ và giấy tờ cần thiết, nộp đơn xin tách sổ đỏ, xác minh và kiểm tra hồ sơ, thực hiện tách sổ đỏ và thanh toán phí. Việc này giúp đảm bảo việc chia tách quyền sở hữu và quyền sử dụng đất được thực hiện một cách chính xác và hợp pháp theo di chúc của người sở hữu trước khi qua đời.

Để được tách thửa thì mảnh đất có quyền sở hữu hợp pháp phải thỏa mãn điều kiện diện tích tối thiểu để được tách thửa theo quy định của từng địa phương để đảm bảo quy định, quy hoạch chung đối với quỹ đất của từng địa phương.

Về trình tự, thủ tục thực hiện tách thửa, anh tham khảo quy định tại Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 49 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 75. Trình tự, thủ tục thực hiện tách thửa hoặc hợp thửa đất

Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa.

1. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

b) Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;

c) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

2.Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (sau đây gọi là chuyển quyền) thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất và chuyển Bản trích đo thửa đất mới tách cho người sử dụng đất để thực hiện ký kết hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng một phần thửa đất mới tách;

b) Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định tại Nghị định này đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

3.Trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai căn cứ quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc sau:

a) Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai;

b) Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp và trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.”

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Thủ tục tách sổ đỏ theo di chúc được thực hiện như thế nào” đã được Hưng Nguyên giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật Hưng Nguyên chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 098 775 6263 hoặc địa chỉ 14n2, ngõ 90 đường Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Câu hỏi thường gặp:

Trường hợp này thì có thể hạn chế việc phân chia di chúc?

Căn cứ theo Điều 661 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

“Điều 661. Hạn chế phân chia di sản

Trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.

Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm.”

Một người không đồng ý, phân chia di chúc được không?

Nếu một bên không đồng ý thỏa thuận phân chia di sản thừa kế để lại, bạn có thể gửi đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết.

Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định người khởi kiện cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm:

Đơn khởi kiện theo mẫu.

Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân.

Di chúc, giấy tờ về nhà đất, giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa người để lại di sản với người thừa kế,…

Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ, thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm không quá 04 tháng, vụ án phức tạp được gia hạn một lần không quá 02 tháng (theo Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).