Chuyển nhượng đất đứng tên hộ gia đình cần sự đồng ý của ai?

71

Gia đình tôi đã sống cùng nhau trên một mảnh đất hơn 12 năm nay bao gồm có gia đình tôi gia đình anh trai và bố mẹ tôi. Nhưng do sống chung lâu nên mâu thuẫn dần xảy ra, tôi có xin bố mẹ tách riêng sổ đỏ thành hai và một phần tôi sẽ mang đi bán để mua nhà sang khu khác đón ba và mẹ về ở cùng nhưng anh trai tôi không đồng ý. Vì mảnh đất này trước đây gia đình tôi đăng ký là đất hộ gia đình nên khi chuyển nhượng yêu cầu phải có chữ ký của tất cả các thành viên trong gia đình. Giờ anh trai tôi không đồng ý tôi cũng không thể bán được. Luật sư cho tôi hỏi tôi có cách nào để bán đất trong trường hợp này không? Và đất của hộ gia đình khi chuyển nhượng phải được ai đồng ý? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi. Vấn đề của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết “Chuyển nhượng đất đứng tên hộ gia đình cần sự đồng ý của ai?” dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Luật đất đai 2013 chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2014

Thế nào là đất đai hộ gia đình?

Cụm từ đất đai hộ gia đình chắc là cụm từ không còn xa lạ với nhiều người. Hiện nay hộ gia đình là những người có chung dòng máu, có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng. Vậy những người được coi là hộ gia đình không cần có chung sổ hộ khẩu với nhau. Họ có thể là những người ở những khẩu khác nhau nhưng thoả mãn được điều kiện trên. Hiện nay hộ gia đình cũng là đối tượng được sở hữu đất đai và việc sở hữu đất đai này là hợp pháp . Nhưng đối với đât đai do hộ gia đình sở hữu thì những thủ tục sẽ có nhiều thay đổi về chuyển nhượng cũng như quyền của mỗi người trong bất động sản.

Theo quy định tại khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về hộ gia đình sử dụng đất cụ thể như sau:

Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Theo đó, hộ gia đình được cấp Giấy chứng nhận ghi tên là “Hộ ông” hoặc “Hộ bà” khi có đủ các điều kiện sau:

Các thành viên có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng

Đang sống chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Có quyền sử dụng đất chung bằng các hình thức như: Cùng nhau đóng góp hoặc cùng nhau tạo lập để có quyền sử dụng đất chung hoặc được tặng cho chung, thừa kế chung,…

Trong Luật Đất đai 2013 đã nêu rõ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình. Theo đó, không nhất thiết phải chung hộ khẩu mới có chung quyền sử dụng đất.

Dựa vào những quy định trên có thể suy ra đất đai hộ gia đình là đất thuộc quyền sử dụng của những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Đất của hộ gia đình khi chuyển nhượng phải được ai đồng ý?

Đất của hộ gia đình tức là tất cả các thành viên trong hộ gia đình đều có quyền và nghĩa vụ trong mảnh đất này. Như quy định của pháp luật hiện tại thì việc chuyển nhượng đất đai đồng sở hữu sẽ phải có sự đồng ý của tất cả thành viên cùng có tên trong sổ đỏ. Vậy nếu trường hợp có một trong số những người có tên trong đất đai hộ gia đình không đồng ý với việc chuyển nhượng này thì đất đai này cũng không thể chuyển nhượng được. Bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi thành lập đất đai hộ gia đình vì lý do trên. Bạn có thể phân rõ quyền trong các văn bản liên quan không nhất thiết phải thêm các cá nhân khác vào sổ đỏ khi mua bán đất đai hộ gia đình.

Khi chuyển nhượng nhà đất của hộ gia đình thì phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền ký tên. Đồng thời, người ký hợp đồng chuyển nhượng phải có sự đồng ý của các thành viên có chung quyền sử dụng đất. Nội dung này được quy định rõ tại khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT, cụ thể:

“Người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.”.

Tóm lại, khi ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất của hộ gia đình thì các thành viên có chung quyền sử dụng đất không nhất thiết phải có mặt mà chỉ cần có văn bản đồng ý chuyển nhượng được công chứng hoặc chứng thực để người đứng tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền ký hợp đồng chuyển nhượng với bên mua.

Không phải ai có tên trong hộ khẩu là có chung quyền sử dụng đất, mà phải đáp ứng 2 điều kiện:

Thứ nhất, có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng. Thứ hai, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Do đó, con mà sinh ra sau thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất thì không có chung quyền sử dụng đất.

Sổ đỏ cá nhân là người có quyền sử dụng đất do được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất bằng các hình thức như: Nhận chuyển nhượng (mua đất), nhận tặng cho, nhận thừa kế, chuyển đổi quyền sử dụng đất với người khác.

Chủ hộ sẽ đứng tên Sổ đỏ: Điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định ghi tên tại trang 1 của Giấy chứng nhận như sau:

“Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình”.

Thủ tục công chứng văn bản đồng ý chuyển nhượng đất đai hộ gia đình

Khi bạn muốn chuyển nhượng đất đai hộ gia đình nhưng lại thiếu các thành viên khác thì bạn vẫn có thể chuyển nhượng được đất đai này nhưng cần có văn bản đồng ý chuyển nhượng đã được công chứng. Việc công chứng này cần được thực hiện bởi công chứng viên hay những cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi bạn thực hiện công chứng những văn bản này thì cần chuẩn bị một bộ hồ sơ như chúng tôi đã hướng dẫn và trong thủ tục công chứng này cũng cần phải có người sẽ không đến được trong việc chuyển nhượng đất đai sau này.

Nơi công chứng: Tại bất kỳ Phòng/Văn phòng công chứng nào trong cả nước.

Hồ sơ công chứng

Căn cứ Điều 40 và Điều 41 Luật Công chứng 2014, hồ sơ yêu cầu công chứng gồm:

– Dự thảo văn bản đồng ý chuyển nhượng nhà đất.

– Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng (Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân).

Lưu ý: Cần thiết có thông tin về thửa đất cần chuyển nhượng như số thửa, số tờ bản đồ và thông tin về người đứng tên Giấy chứng nhận để ghi vào văn bản đồng ý chuyển nhượng.

Trình tự, thủ tục công chứng

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu công chứng

Khi tiếp nhận yêu cầu công chứng thì công chứng viên sẽ kiểm tra hồ sơ:

– Nếu hồ sơ đầy đủ, đúng quy định thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.

– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu bổ sung để hoàn thiện hồ sơ.

Bước 2: Thực hiện công chứng

– Trường hợp soạn trước văn bản đồng ý chuyển nhượng thì công chứng viên phải kiểm tra dự thảo văn bản đó.

+ Nếu đáp ứng được yêu cầu thì chuyển sang đoạn tiếp theo.

+ Nếu không đúng thì yêu cầu sửa cho đúng quy định, trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa thì từ chối công chứng.

– Trường hợp người yêu cầu công chứng không soạn trước văn bản đồng ý chuyển nhượng thì:

+ Tổ chức công chứng soạn văn bản đồng ý chuyển nhượng theo yêu cầu của người đề nghị công chứng.

+ Người yêu cầu công chứng đọc lại toàn bộ văn bản để kiểm tra và xác nhận vào văn bản đồng ý chuyển nhượng.

+ Người yêu cầu công chứng ký vào văn bản đồng ý chuyển nhượng (ký trước mặt công chứng viên).

+ Công chứng viên yêu cầu xuất trình bản chính giấy tờ để đối chiếu.

+ Công chứng viên ghi lời chứng, ký và đóng dấu.

Thời hạn công chứng: Không quá 02 ngày làm việc (thông thường sẽ lấy ngay).

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ chuyển mục đích sử dụng đất Luật Hưng Nguyên với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Đất của hộ gia đình khi chuyển nhượng phải được ai đồng ý?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật Hưng Nguyên với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ sang tên sổ đỏ tại hà nội…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 098 775 6263 hoặc địa chỉ 14n2, ngõ 90 đường Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Câu hỏi thường gặp

Sổ đỏ hộ gia đình là gì?

Không phải ai có tên trong hộ khẩu là có chung quyền sử dụng đất, mà phải đáp ứng 2 điều kiện:

Thứ nhất, có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng. Thứ hai, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất hộ gia đình như thế nào?

Khi chuyển nhượng nhà đất của hộ gia đình thì phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền ký tên. Đồng thời, người ký hợp đồng chuyển nhượng phải có sự đồng ý của các thành viên có chung quyền sử dụng đất. Nội dung này được quy định rõ tại khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT, cụ thể:

“Người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.”.

Tóm lại, khi ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất của hộ gia đình thì các thành viên có chung quyền sử dụng đất không nhất thiết phải có mặt mà chỉ cần có văn bản đồng ý chuyển nhượng được công chứng hoặc chứng thực để người đứng tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền ký hợp đồng chuyển nhượng với bên mua.

Hồ sơ công chứng đất đai hộ gia đình bao gồm những gì?

Căn cứ Điều 40 và Điều 41 Luật Công chứng 2014, hồ sơ yêu cầu công chứng gồm:

– Dự thảo văn bản đồng ý chuyển nhượng nhà đất.

– Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng (Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân).

Lưu ý: Cần thiết có thông tin về thửa đất cần chuyển nhượng như số thửa, số tờ bản đồ và thông tin về người đứng tên Giấy chứng nhận để ghi vào văn bản đồng ý chuyển nhượng.