Ai có quyền khởi kiện chia di sản thừa kế?

77

Thừa kế là một trong những chế định quan trọng trong pháp luật dân sự. Tranh chấp thừa kế cũng là một loại tranh chấp thường xuyên xảy ra. Vậy ai có quyền khởi kiện chia di sản thừa kế?

Mục lục bài viết

1. Ai có quyền khởi kiện chia di sản thừa kế?

2. Thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bao lâu:

3. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết vấn đề khởi kiện về việc phân chia di sản thừa kế?

1. Ai có quyền khởi kiện chia di sản thừa kế?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hiện nay có hai hình thức thừa kế chính là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Do đó, để thực hiện khởi kiện yêu cầu phân chia di sản thừa kế, đầu tiên phải xác định rõ những ai có quyền hưởng di sản thừa kế di sản.

Đối với người được người để lại tài sản chỉ định trong di chúc để nhận phần di sản được gọi là người có quyền thừa kế theo di chúc. Trong khi đó, đối với những người thừa kế theo pháp luật là hình thức thừa kế mà pháp luật quy định và được áp dụng khi người chết không có di chúc hoặc di chúc không rõ ràng.

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 651 của Bộ luật Dân sự năm 2015, những người có quyền được thừa kế theo pháp luật được xếp theo thứ tự ưu tiên như sau:

– Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết có di sản để lại;

– Hàng thừa kế thứ hai bao gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết có di sản để lại hoặc là cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

– Hàng thừa kế thứ ba bao gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết để lại di sản; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết có di sản để lại; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Như vậy, theo như quy định trên thì những người nằm trong các hàng thừa kế nói trên đều có quyền khởi kiện tranh chấp về phân chia di sản thừa kế. Cụ thể, đối với những người có quyền khởi kiện tranh chấp về phân chia di sản thừa kế bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết có di sản để lại; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Cũng tại quy định của Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 về việc người thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

+ Người có di sản để lại chết đột ngột nên không có di chúc;

+ Việc lập di chúc không đúng quy định dẫn đến di chúc không hợp pháp;

+ Trường hợp những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

+ Trường hợp những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản từ người để lại.

– Thừa kế theo pháp luật ngoài ra cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

+ Phần di sản không được người để lại di sản định đoạt trong di chúc;

+ Phần di sản có liên quan đến phần nội dung của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

+ Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng người được thừa kế không có quyền hưởng di sản, hoặc từ chối nhận di sản, hoặc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

2. Thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bao lâu:

Em chào Luật sư, Cố ngoại em năm nay đã mất được 13 năm, trước khi mất cố có để lại di sản cho con cháu. Tuy nhiên lúc đó cố không để lại bản di chúc nào. Gia đình em lúc đó quyết định chia mỗi người mỗi miếng đất, còn nhà bác cả hai miếng vì bác sẽ là người thờ cúng cố sau này. Tuy nhiên, gần đây chú út nhà em liên tiếp đe dọa bác cả đòi khởi kiện để chia lại tài sản mà trước đây của cố để lại. Vậy đối với trường hợp này thì chú út em có thể nộp đơn khởi kiện để được giải quyết nữa không ạ?

Trả lời:

Chào em! Chúng tôi trả lời câu hỏi của em như sau:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thời hiệu thừa kế như sau:

– Thời hiệu để một người thừa kế được quyền yêu cầu chia di sản đối với bất động sản là 30 năm, đối với động sản là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản sẽ thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Dẫn chiếu đến thời hiệu này được tính từ thời điểm mở thừa kế, là thời điểm người có tài sản chết, được quy định tại Điều 611 BLDS năm 2015

Như vậy theo quy định này, thì người thừa kế sẽ có quyền yêu cầu chia thừa kế đối với tài sản là bất động sản trong thời hạn 30 năm; với tài sản là động sản trong thời gian 10 năm kể từ khi người để lại di chúc chết. Hết thời hạn này thì di sản sẽ thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.

Nếu trường hợp hết thời hạn theo quy định trên mà có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản sẽ thuộc về người quản lý. Nếu trường hợp không còn người thừa kế thì di sản sẽ thuộc về người đang chiếm hữu hoặc nếu không có thì người chiếm hữu thì di sản sẽ thuộc về Nhà nước.

3. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết vấn đề khởi kiện về việc phân chia di sản thừa kế?

Em chào Luật Hưng Nguyên! Em là Thư năm nay 13 tuổi là con riêng của bố em. Từ trước đến nay, bố em không cho mọi người biết là bố em có em. Nhưng hiện nay, vì gặp tai nạn giao thông nên bố đã qua đời mà không để lại di chúc. Bố có vợ và 2 con sau khi bô mất vì khối tài sản bố để lại rất nhiều nên mọi người khuyên em khởi kiện để nhận một phần di sản mà đáng lẽ ra thuộc về mình. Vậy đối với trường hợp này thì em khởi kiện ở đâu để được giải quyết về việc phân chia tài sản. Rất mong được Luật sư giải đáp thắc mắc. Em cảm ơn ạ!

Trả lời:

Chào em! Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của em như sau:

Theo quy định hiện nay tại Điều 26 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, đối với tranh chấp về thừa kế tài sản là tranh chấp dân sự được giải quyết bởi Tòa án. Tuy nhiên, theo căn cứ tại Điều 35 và Điều 38 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, những tranh chấp về thừa kế sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp có đương sự hoặc tài sản nằm ở nước ngoài, thì tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Do đó, để xác định thẩm quyền giải quyết thì điều quan trọng cần lưu ý là khi tranh chấp liên quan đến việc phân chia di sản thừa kế là bất động sản, thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản đó mới có thẩm quyền giải quyết.

Nếu trường hợp di sản thừa kế là động sản thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi đơn vị cư trú, làm việc của người yêu cầu giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, các bên cũng có thể thỏa thuận bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc giải quyết tranh chấp.

Bài viết trên luật Hưng Nguyên đã gửi tới bạn đọc chi tiết về Ai có quyền khởi kiện chia di sản thừa kế? Trong bài viết có mục nào chưa hiểu hay bạn đọc có bất kỳ thắc mắc về vấn đề pháp lý có thể liên hệ qua số tổng đài: 0987 756 263 và liên hệ qua địa chỉ email: congtyluathungnguyen@gmail.com hoặc đến trực tiếp trụ sở của công ty tại địa chỉ: số nhà 14, tòa nhà N2, ngõ 90, đường Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội để được hỗ trợ cụ thể. Bằng đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực pháp lý, luật Hưng Nguyên cam kết sẽ đưa đến dịch vụ pháp lý tốt nhất và đem đến sự hài lòng nhất từ khách hàng. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi chi tiết bài viết.

Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

– Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;

– Bộ luật Dân sự 2015;