Thủ tục xác minh nguồn gốc đất mới nhất

11

Bài viết dưới đây Luật Hưng Nguyên sẽ gửi tới bạn đọc chi tiết về vấn đề: Thủ tục xác minh nguồn gốc đất mới nhất. Bạn đọc hãy theo dõi chi tiết nội dung này nhé.

Mục lục bài viết

  1. Hồ sơ xác minh nguồn gốc đất đai
  2. Thủ tục xác minh nguồn gốc đất
  3. Chủ thể có thẩm quyền xác nhận nguồn gốc đất

 

 

1. Hồ sơ xác minh nguồn gốc đất đai

Khi có nhu cầu xác minh nguồn gốc đất đai thì cá nhân, tổ chức có thể thực hiện việc này bằng cách chuẩn bị một hồ sơ chi tiết và nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xin cơ quan này xác minh lại nguồn gốc đất đai. Người có nhu cầu xin xác minh nguồn gốc đất đai được gọi tắt là người có yêu cầu cần chuẩn bị những tài liệu sau đây:

– Thứ nhất: Đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK.

– Thứ hai: Hộ gia đình hoặc cá nhân cần cung cấp ít nhất một trong những loại giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ quyền sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất hoặc sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993.

+ Giấy tờ hợp pháp về thừa kế tặng quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa hoặc nhà tình thương gắn liền với đất.

+ Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc mua bán nhà ở gắn liền với đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 bởi Ủy ban nhân dân xã.

+ Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở theo quy định của pháp luật

+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng.

+ Bản sao các giấy tờ lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 có tên người sử dụng đất đã được xác nhận bởi Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành cấp huyện hoặc cấp tỉnh đối với trường hợp bản gốc giấy tờ bị thất lạc và cơ quan nhà nước không còn lưu giữ hồ sơ quản lý việc cấp loại giấy tờ đó.

+ Hộ gia đình hoặc cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của tòa án nhân dân quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết  giải quyết tranh chấp khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.

+ Hộ gia đình hoặc cá nhân đang sử dụng đất hoặc cho thuê đất từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày 01 tháng 7 năm 2014.

+ Giấy xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng đối với trường hợp cộng đồng dân sư đang sử dụng đất.

– Thứ ba: Chứng từ thực hiện nghĩa vụ Tài chính và bất kỳ giấy tờ nào liên quan đến việc miễn giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai tài sản gắn liền với đất (bản sao).

Nếu có đăng ký quyền sử dụng đất hạn chế đối với thửa đất liền kề thì người cần xác minh phải cung cấp hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí và kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng liền kề được quyền sử dụng hạn chế.

2. Thủ tục xác minh nguồn gốc đất

Căn cứ tại  Thông tư 23/2014/TT – BTNMT và luật đất đai 2013 quy định Nguồn gốc sử dụng đất là một phần quan trọng trong việc quản lý tài sản bất động sản và thông tin này cần được ghi chi tiết và minh bạch trong các tài liệu về quản lý đất đai. Để xác minh nguồn gốc của đất đai thì các cá nhân và hộ gia đình có nhu cầu phải tuân theo một quy trình cụ thể và phải nộp hồ sơ tại cơ quan chức năng tức là Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.

Khi hồ sơ và giấy tờ đã đầy đủ và được nộp thì các cán bộ địa chính sẽ tiến hành kiểm tra và phối hợp với Ban địa chính để thực hiện các công việc đo đạc và vẽ sơ đồ thửa đất đó. Sau khi hoàn thành các bước này thì cán bộ địa chính sẽ xác nhận đơn xin và trình lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã để xin xác nhận.

Thời gian cần để hoàn tất quy trình xác minh nguồn gốc sử dụng đất đai là 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Nguồn gốc của đất sẽ được ghi chính xác theo quy định tại khoản 8 điều 6 Thông tư 23/2014/TT – BTNMT Cụ thể về việc ghi rõ nguồn gốc đất đai được thực hiện ở một số trường hợp sau đây:

– Trường hợp đất được giao bởi nhà nước mà không yêu cầu thu tiền sử dụng đất thì sẽ ghi là Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.

– Trường hợp đất được giao bởi nhà nước với yêu cầu thu tiền sử dụng đất bao gồm các đấu giá quyền sử dụng đất, mua căn hộ chung cư và các trường hợp khác như Ban quản lý khu công nghiệp cao khu kinh tế giao lại đất, giảm nghĩa vụ tài chính thì sẽ ghi ” Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất”

– Trường hợp đất được cho thuê bởi nhà nước và thu tiền một lần cho cả thời gian thuê bao gồm cả đấu giá quyền sử dụng đất, Ban quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế cho thuê đất và các trường hợp công nhận quyền sử dụng đất theo hình thức thuê đất trả tiền một lần và miễn, giảm nghĩa vụ tài chính thì sẽ ghi nhận  là” Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất”.

 

3. Chủ thể có thẩm quyền xác nhận nguồn gốc đất

Trong trường hợp xin đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất đặc biệt là tỏng tình huống hộ gia đình hoặc cá nhân đề nghị thì UBND cấp xã có trách nhiệm tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng tài liệu liên quan và xác nhận hiện trạng sử dụng đất so sánh với thông tin được đưa ra trong đơn đăng ký.

Nếu không có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đất và tài sản liên quan theo quy định thì UBND cấp xã sẽ tiến hành xác nhận về nguồn gốc của đất đai cũng như tình trạng tranh chấp sử dụng đất và sự phù hợp với quy hoạch đô thị cụ thể.

Theo quy định nêu trên thì UBND cấp xã sẽ được ủy quyền thẩm quyền xác nhận nguồn gốc sử dụng đất khi cấp Giấy chứng nhận lần đầu. Điều này áp dụng đối với những tình huống sau:

– Đối tượng đề nghị cấp Giấy chứng nhận lần đầu hoặc đăng ký tài sản gắn liền với đất là hộ gia đình, cá nhân cộng đồng dân cư hoặc người Việt Nam định cư nước ngoài những người này sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

– Các đối tượng nêu trên không thể cung cấp bất kỳ giấy tờ nào về đất đai theo quy định tại điều 100 Luật đất đai 2103 và điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ – CP.

Các trường hợp khác bao gồm những người đã được nhà nước giao đất hoặc thuê đất hoặc có sẵn các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất đát theo quy định tại điều 100 Luật đất đai 2013 và điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ – CP nguồn gốc đất sẽ được xác định dựa trên những giấy tờ đã được cung cấp.

Mẫu đơn xin xác nhận nguồn gốc đất được hiểu là cơ sở để người có quyền sử dụng đất và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định thời điểm nguyên nhân hình thành, ranh giới, đặc điểm đất đai của thửa đất đó.

Bài viết trên luật Hưng Nguyên đã gửi tới bạn đọc chi tiết về vấn đề: Thủ tục xác minh đất đai mới nhất và những vấn đề liên quan. Trong bài viết có mục nào chưa hiểu hay bạn đọc có bất kỳ thắc mắc về vấn đề pháp lý có thể liên hệ qua số tổng đài: 0987 756 263 hoặc liên hệ qua địa chỉ email: congtyluathungnguyen@gmail.com để được hỗ trợ cụ thể. Bằng đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực pháp lý, luật Hưng Nguyên cam kết sẽ đưa đến dịch vụ pháp lý tốt nhất và đem đến sự hài lòng nhất từ khách hàng. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi chi tiết bài viết.